Cánh đồng manơcanh vô cùng đáng sợ tại Nhật Bản

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sự xuất hiện đột ngột của thứ trông như đầu người thấp thoáng trong bóng tối có thể làm mọi người sợ hết hồn.
Cánh đồng manơcanh vô cùng đáng sợ tại Nhật Bản
Ảnh minh họa

Bù nhìn Nhật Bản gọi là “kakashi” có lịch sử lâu đời trong nền văn hóa nông nghiệp của đất nước, với nhiều truyền thuyết xung quanh việc sử dụng chúng chủ yếu trên các cánh đồng lúa.

 

Ở Nhật Bản, bù nhìn (được gọi là kakashi) giữ một vai trò nhất định trong văn hóa nông nghiệp, với nhiều truyền thuyết xung quanh việc sử dụng chúng trên đồng ruộng. 

 

Thay vì những bù nhìn bằng rơm hoặc gỗ như thời xưa, phiên bản mới nhất của bù nhìn ở Nhật là những chiếc đầu ma-nơ-canh cũ. Chúng thường được các nhà tạo mẫu tóc sử dụng để thực tập sau đó mang cho nông dân làm bù nhìn. Những chiếc đầu có kích thước, hình dạng như thật, được xiên que và cắm trên đồng lúa để đuổi chim sẻ.

Sự xuất hiện đột ngột của thứ trông như đầu người thấp thoáng trong bóng tối có thể làm mọi người sợ hết hồn.

Những chiếc đầu bù nhìn này trông càng đáng sợ hơn khi đêm xuống, nhất là khi có ánh đèn xe rọi vào. Ghê rợn nhất là những chiếc đầu bù nhìn đã bị mốc hoặc phai màu vì ánh mặt trời.

 Hầu hết nông dân Nhật Bản đều đồng ý rằng những chiếc đầu bù nhìn này đáng sợ với con người còn hơn là với các loài thú gây hại mà họ muốn xua đuổi.

 

Một điền chủ cho biết, thời điểm sử dụng đầu bù nhìn rất quan trọng. Chúng sẽ được cắm ngoài đồng lúc sắp gặt lúa (thường là giữa cuối tháng 8 dương lịch), đây chính là lúc cây trồng bị chim chóc tấn công. Khi bắt đầu giai đoạn thu hoạch, nông dân sẽ gỡ bù nhìn khỏi đồng rộng và cất cho đến mùa sau.

Theo giáo sư Kensuke Okada, của Đại học quốc tế Tokyo, làm việc cho chương trình Nghiên cứu phát triển nông nghiệp nói, bù nhìn là một cách không hiệu quả để bảo vệ cây trồng khỏi chim chóc nhưng được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật