Cách Israel chơi với Nga tại Syria

Applecat Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vừa lập cơ chế chung với Nga để phối hợp tác chiến ở Syria, Israel vẫn âm thầm theo dõi, công bố mức độ hiện diện quân sự Nga.
Cách Israel chơi với Nga tại Syria
Chiến đấu cơ Nga tại Syria.

Hợp tác

Hãng AP đưa tin, Israel vừa quyết định thành lập một cơ chế chung với quân đội Nga nhằm phối hợp tác chiến ở Syria. Theo nguồn tin trên, các nhóm do các phó tư lệnh quân đội hai nước dẫn đầu sẽ nhóm họp lần đầu trong vòng hai tuần tới. Những nhóm này sẽ thảo luận về phối hợp các chiến dịch không quân, hải quân và điện tử ở khắp Syria.

Nguồn tin cho biết, cơ chế này là kết quả cuộc họp trước đó tại Moskva giữa Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ông Netanyahu đã nói thẳng với ông Putin tại cuộc hội đàm: "Chính sách của chúng tôi là làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn vũ khí gửi cho Hezbollah”.

Phát biểu với các phóng viên Israel sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Netanyahu cho biết ông đến Moscow nhằm "ngăn chặn sự nhầm lẫn giữa Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) và lực lượng Nga" ở Syria, nơi quân của Tổng thống as‌sad đang đánh nhau với quân nổi dậy do các chiến binh thánh chiến Hồi giáo chiếm đa số.

Netanyahu nói thêm rằng ông và Tổng thống Putin "đã nhất trí về một cơ chế ngăn chặn nhầm lẫn”, nhưng không cho biết chi tiết. Hiện thời, điện Kremlin cũng không bình luận gì về cơ chế này.

Nga đã ủng hộ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến ở nước này vốn cướp đi sinh mạng của hơn 250.000 người.

Gần đây, Nga đã triển khai lực lượng tới Syria để giúp chiến đấu chống phiến quân cực đoan Hồi giáo. Tuy nhiên, trong thời gian đó, Israel vẫn thận trọng đứng ngoài cuộc chiến này.


Trong khi tích cực hợp tác với Nga về vấn đề Syria, Israel vẫn âm thầm sử dụng máy bay trinh sát hiện đại của mình truy tìm bằng chứng về sự hiện diện quân sự của Nga tại Syria và công khai chúng.Âm thầm tố Nga

Tính tới thời điểm hiện tại, truyền thông thế giới liên tiếp đăng nhiều hình ảnh vệ tinh nhận diện các máy bay Nga ở sân bay quốc tế al-Assad, thành phố Latakia, Tây Syria.

Cụ thể, đã có ít nhất 28 máy bay chiến đấu Sukhoi Nga ở Syria và hơn 10 chiếc trực thăng tấn công họ Mi. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, công đầu phát hiện sự hiện diện của Nga ở Syria không phải thuộc về vệ tinh mà là từ hai máy bay do thám của Israel.

Theo mạng FlightRadar24, liên tục nhiều ngày qua, hai máy bay do thám G.550 Eitam và G.550 Shavit của Không quân Israel đã liên tục lượn lờ vùng biển Địa Trung Hải giám sát chặt chẽ mọi hoạt động từ trên không. Vì vậy, Không quân Israel nhanh chóng nắm bắt được các máy bay chiến đấu Nga triển khai tới thành phố Latakia.

Lý giải cho hành động này, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng "Chính sách của chúng tôi là làm tất cả những gì có thể để vũ khí không bị gửi nhầm cho Hezbollah” bởi Nga vẫn liên tục cung cấp vũ khí cho chính quyền Syria trong thời gian qua.
Đại sứ Riad Haddad nói thêm: “Tôi sẽ không tiết lộ ở đây Nga đang cung cấp những loại vũ khí nào, nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng Nga dành cho Syria tất cả những gì cần thiết”.Truyền thông Israel dẫn lời Đại sứ Syria tại Nga Riad Haddad cho biết: “Nga đang cung cấp tất cả hỗ trợ kỹ thuật và quân sự đầy đủ, theo sát các hợp đồng đã ký giữa hai nước. Hỗ trợ quân sự của Nga đối với quân đội Syria bao gồm các hoạt động huấn luyện và các khía cạnh khác”.

“Ngay từ đầu Nga đã có lập trường rõ ràng trong cuộc khủng hoảng Syria, Moscow ủng hộ chính phủ và quân đội Syria cũng như sự đấu tranh bền bỉ của nhân dân Syria”, ông Haddad nhấn mạnh.

Đại sứ Syria cũng thông thông tin thêm, bên cạnh hỗ trợ về quân sự, 2 bên còn hợp tác trong việc ngăn chặn sự đường dây tuyển dụng của tổ chức khủ‌ng b‌ố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

“Syria và Nga hiện đang hợp tác trong nhiều lĩnh vực như quân sự, kinh tế, chính trị và ngoại giao và các vấn đề an ninh” ông Haddad nói.

Các chuyên gia cho rằng, thỏa thuận hợp tác kỹ thuật quân sự mà Đại sứ Syria đề cập rất có thể là các hợp đồng xuất khẩu hệ thống phòng không S-300 của Nga cho Syria từ năm 2013 mà chưa được hoàn thành.

Vào năm 2013, Syria mới chỉ nhận được được một phần cấu kiện của tổ hợp tên lửa phòng không S-300 nhưng còn thiếu một số bộ phận khác để hình thành năng lực tác chiến đầy đủ.

Nếu Nga có thể nối lại thương vụ S-300 với Syria, việc này sẽ khiến Israel đau đầu. Bên cạnh Syria, trước đó, Israel cũng đã lên tiếng phản đối việc Nga bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí và sẵn sàng chuyển giao hệ thống S-300 cho Iran.

Và rất có thể, đây chính là lý do khiến Israel thực hiện lá bài hai mặt với Nga tại Syria.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật