Ăn gỏi dễ bị giun kí sinh trong não

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Qua khai thác bệnh sử của 77 bệnh nhân mắc bệnh viêm màng não do nhiễm kí sinh trùng thì 53% trong số này trước khi nhập viện có ăn ốc sống. Ngoài ra, họ cũng ăn khá nhiều các món sống nữa như: cá đồng nhúng giấm hay trộn gỏi, tiết canh vịt, thịt heo tái chanh, kèm… rau sống.
Ăn gỏi dễ bị giun kí sinh trong não
Rất dễ vạ từ... miệng nếu có những thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh (Ảnh: PV)

Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan (VMNTBCAT) do nhiễm kí sinh trùng như giun đầu gai, giun lươn… Căn bệnh gắn liền với tên những loài kí sinh khủng khiếp khiến bất cứ ai nghe thấy cũng phải sởn da gà thuộc vào loại "bệnh quá khứ" này lại đang rất thời sự.

Có những trường hợp mà qua chọc dò não tuỷ các bác sĩ đã phát hiện và gắp ra từ 1-2 con giun lươn còn có tên khoa học là: Angiostrongylus cantonensis (giun lươn não). Mọi nguồn cơn khiến con vật gớm ghiếc này chui lên não con người chỉ từ việc ăn uống mà ra…

bệnh nguy hiểm

bệnh viện Đại học Y dược (ĐHYD) TP Hồ Chí Minh đã đón nhận một lúc 3 bệnh nhân là cha con tại huyện Đồng Tháp - An Giang trong tình trạng hâm hấp sốt, đau đầu, buồn ói. Ở người cha còn có thêm triệu chứng giảm thị lực, chân tay yếu liệt…

Khi được nghe TS Nguyễn Duy Phong - Khoa Thần kinh Trường ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh cho biết nguyên nhân khiến họ mắc bệnh khiến hầu như tất cả mọi người tại hội trường tại cuộc hội thảo Y tế công cộng tại TP Hồ Chí Minh đều ồ lên kinh ngạc: Cả 3 cha con trước đó hơn nửa tháng đã cùng nhau tổ chức một bữa nhậu với 2kg ốc bươu vàng mà chế biến chỉ bằng cách... nặn chanh.

Với khoảng 30 trường hợp mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng gây viêm não trong 1 tháng trên tổng số khoảng 100 ca tới bệnh viện ĐHYD TP khám/tháng cho thấy đây là căn bệnh rất nguy hiểm nhưng chưa được người dân quan tâm.

Theo bệnh viện bệnh nhiệt đới trong vòng 5 năm từ 2002 tới nay, số bệnh nhân tới nhập viện vì bệnh trên phát hiện tại các khoa hồi sức cấp cứu người lớn, hồi sức cấp cứu trẻ em, Khoa Uốn ván, Nhi A, Nhi B, Nhi C, Nhi D, nhiễm B, C, D, E, nội A và nội B. Một căn bệnh rất khó chẩn đoán và thường bị bỏ sót vì dễ bị nhầm với một số bệnh viêm màng não mủ. Các chuyên gia y tế công cộng đã phải xắn tay lên nghiên cứu và đẩy mạnh việc truyền thông nhằm xóa bỏ "căn bệnh từ thời quá khứ" này...

bệnh viện bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh đã đón nhận và trực tiếp điều trị cho 77 ca là bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh (VMNTBCAT) do ký sinh trùng. PGS-TS Bùi Thanh Tâm - bệnh viện bệnh nhiệt đới và TS Nguyễn Duy Phong - bệnh viện ĐHYD cho biết, hiện số ca mắc bệnh trên thời gian gần đây tới khám tại 2 bệnh viện này ngày càng nhiều.

Trong đó các ca mắc bệnh rộ lên bắt đầu từ mùa mưa, mà nhiều nhất tại An Giang với thói quen là ăn các loại thủy sinh dưới nước như: ốc, tôm bằng cách chế biến tái hay nặn chanh, bóp gỏi… Đặc biệt là số bệnh nhân An Giang chiếm tới 32/77 bệnh nhân. Bên cạnh thói quen như làm gỏi ốc lác, ốc mỡ, cá lóc nướng trui, rất nhiều các"anh Hai" vùng quê ta còn tìm mồi nhậu bằng ốc ma (ốc sên) nên rất dễ mắc bệnh.

Khoa thần kinh bệnh viện "nóng" vì … ốc "ma"

Đa số các bệnh nhân nhập viện vào tuần thứ 2 và thứ 3 khi khởi phát bệnh. Hầu hết là đàn ông trong độ tuổi lao động, làm ruộng là chính. Một số làm nghề xe ôm, phụ hồ, công nhân. Theo TS Nguyễn Duy Phong, ăn thủy sản tái sống, uống nước sông lắng phèn không đun sôi là một nguyên nhân cơ bản tạo thuận lợi cho sự phát triển của ký sinh trùng và ký chủ.

Qua khai thác bệnh sử của 77 bệnh nhân trên thì 53% trong số này từ 16 tới khoảng 30 ngày trước khi nhập viện có ăn ốc sống: 19 bệnh nhân ăn ốc bươu vàng, 2 bệnh nhân ăn ốc "ma", 1 ăn ốc đít bằng, 1 ăn ốc lác, 9 bệnh nhân còn lại chỉ cho biết ăn ốc sống không rõ là ốc gì…

Ngoài ra, họ cũng ăn khá nhiều các món sống nữa như: cá đồng nhúng giấm hay trộn gỏi, tiết canh vịt, thịt heo tái chanh, kèm… rau sống gồm rau nhút, rau súng, rau muống. Những món ăn này đã được các bệnh nhân ăn nhiều lần và lặp đi lặp lại hàng mấy tháng vào mùa mưa.

Thời điểm này cũng là mùa các loài động thực vật thủy sinh phát triển mạnh nhất, nhưng cũng là thời kỳ các ký chủ trung gian mang ký sinh trùng gia tăng số lượng nhiều nhất.

Trong đó với nhiều triệu chứng lâm sàng khác nhau. Rất khó chẩn đoán và khi tới viện rất ít người bị sốt. bệnh cảnh thần kinh phổ biến hơn cả: nhức đầu, buồn nôn, nôn, yếu liệt tứ chi, nhìn đôi hay nhìn mờ. Có người bị rối loạn cảm giác với triệu chứng đau rát trên mặt da, tê, châm, chích một hay nhiều chi, nửa người hay toàn thân. Những triệu chứng này xuất hiện tuần đầu khi khởi phát bệnh. Kéo dài trong suốt thời gian nằm viện, người bệnh sẽ bị rối loạn tri giác và đau cơ. Có người đau cơ suốt 3-4 ngày vùng cẳng chân, toàn thân đau mỏi hay đau vùng thắt lưng, hay có bệnh nhân lại nổi ban.

24/77 BN được khảo sát tại bệnh viện bệnh nhiệt đới cho thấy bị liệt dây thần kinh số 6 và 5% BN bị yếu 2 chi dưới kèm bí tiểu.

Để trở về cuộc sống bình thường có người mất tới 104 ngày điều trị. Nhưng cũng chỉ có 70% bệnh nhân trong số 77 ca hết hẳn những triệu chứng khó chịu, còn 29% bệnh nhân vẫn còn ít nhất một triệu chứng như đau đầu, rối loạn thần kinh động vật, loạn thị giác… hoặc chỉ giảm hơn so với khi nhập viện.

Tất cả các trường hợp mắc bệnh đều giật mình kinh hãi khi được các bác sỹ thông báo mắc bệnh "giun lươn não". Nhưng họ càng kinh sợ hơn khi biết con kí sinh này chui vào não thông qua đường miệng thì ai nấy đều nguyền rủa cái thú ăn uống "nguyên thủy" của mình. Điều đáng lo ngại là nhiều bệnh nhân cho biết: "Dưới quê tui còn rất nhiều người ăn uống giống tui!"...

Mong rằng những thông tin trên đây sẽ có nhiều người tránh được... vạ miệng ngay trong cuộc sống của mình.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật