Tổng thống Putin khôn khéo trước đề nghị sát nhập Donbass vào Nga

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 12.9, hãng thông tấn Nga Interfax đưa tin, trong chuyến thăm thành phố cảng Sevastopol thuộc Crimea, ông Putin đã một lần nữa né tránh câu hỏi của giới truyền thông về việc Nga có sáp nhập 2 vùng đất li khai ở Donbass, của Ukraine vào lãnh thổ của mình như Crimea hay không.
Tổng thống Putin khôn khéo trước đề nghị sát nhập Donbass vào Nga
Tổng thống Nga Putin từ chối trả lời về khả năng sát nhập Dobass vào Nga

Thỉnh cầu kêu gọi sáp nhập

Ngày 11.9, trong khi đi dạo ven bờ sông thành phố Sevastopol với cựu Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi, một người đàn ông lạ mặt đã tiếp cận ông Putin và đưa ra lời thỉnh cầu, kêu gọi Tổng thống Nga cho phép sáp nhập vùng Donbass vào lãnh thổ Liên bang Nga.

Trả lời trước báo giới về câu hỏi của người dân này, liên quan đến vấn đề liên kết các nước cộng hòa ly khai với Liên bang Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rằng, đây là những vấn đề nghiêm túc liên quan đến số phận của nhân dân nên không thể giải quyết “trên đường phố”.

"Chúng tôi cùng Donbas với tất cả trái tim và tâm hồn nhưng đó là những vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đến số phận của cả nước Nga và những người sống ở Donbass, do đó, những vấn đề như vậy không thể giải quyết trên đường phố", ông Putin nói với các nhà báo.

Ngoài ra, Tổng thống Nga cũng cho rằng, Kiev đang trì hoãn việc thực thi Hiệp định Minsk 2, khiến tình hình tiếp tục diễn biến căng thẳng. Theo ông, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện nghiêm túc các điều khoản của Hiệp định này, để tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho Ukraine.

Theo ông, vấn đề quan trọng nhất là phải thiết lập mối liên hệ trực tiếp giữa chính quyền Kiev và các nhà lãnh đạo thuộc 2 nước Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng, để thống nhất ý chí và thực thi các thỏa thuận của Minsk.

Tổng thống Putin để ngỏ khả năng Donbass sát nhập vào nước Nga

Tổng thống Putin nhấn mạnh, vấn đề then chốt trong việc thực hiện Hiệp định Minsk 2 là trong Hiến pháp sửa đổi, chính phủ Ukraine phải làm rõ quy chế đặc biệt cho Donbass. Theo ông, mặc dù Luật này vừa được thông qua với những quy chế không rõ ràng nhưng nó cũng chẳng được thực thi.

Vấn đề thứ hai, theo quan điểm của ông Putin là Kiev cần bàn bạc và thống nhất với lãnh đạo DPR và LPR về luật bầu cử ở các khu vực chính quyền ly khai đang kiểm soát, đồng thời phải thông qua và thực thi luật ân xá trong khuôn khổ giải pháp 13 điểm của Nhóm tiếp xúc 3 bên về Ukraine.

Nga đã nhiều lần “úp mở” về khả năng sáp nhập Donbass

Được biết, đây không phải lần đầu Tổng thống Nga Putin khôn ngoan né tránh những câu trả lời hóc búa về tương lai của vùng Donbass.

Lần gần đây nhất là vào ngày 19.3 năm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp ban lãnh đạo Hiệp hội các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga (RSPP), trong đó ông đã tiết lộ là Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã đề nghị ông thu lấy Donbass về Nga.

Theo lời Tổng thống Nga, tại cuộc đàm phán theo hình thức "Bộ tứ Normandy" ở Minsk vào ngày 11-12.2 năm nay (đạt thành “Thỏa thuận Minsk 2”), Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đột nhiên đề nghị ông Putin nhập vùng Donbass vào thành phần Liên bang Nga.

"Ông ấy (Poroshenko - Forbes ghi chú) nói thẳng với tôi rằng: "Xin ông thu lấy Donbass". Tôi trả lời: "Ông nói nhịu hay sao? Tôi không cần Donbass. Mà nếu các vị cũng không cần, thì hãy công bố vùng này là độc lập", Forbes thuật lại đoạn trao đổi giữa 2 vị nguyên thủ Nga và Ukraine.

Theo lời kể của Tổng thống Nga, ông Poroshenko đáp rằng chính quyền Ukraine không thể để cho vùng này độc lập được nên ông Putin đã trả lời là, nếu vậy thì chính quyền Ukraine cần phải trả lương hưu, trợ cấp và khôi phục hệ thống ngân hàng của người dân Donbass.

"Ông Poroshenko đề nghị Nga thu nhận Donbass để đảm bảo tài chính. Còn ông Putin nói rằng chỉ có thể nói về chuyện đó nếu Donetsk và Lugansk là thành phần của Nga, còn hiện thời nó là của Ukraine thì Kiev cần đảm bảo tất cả các khoản thanh toán cho cư dân vùng này" - Forbes giải thích thêm.
Trước đó, trong các Thông điệp Liên bang hay bài phát biểu nhân sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga, ông Putin đều tuyên bố rằng, Nga không có mục đích sáp nhập 2 nước cộng hòa ly khai DPR và LPR vào lãnh thổ của mình, tương lai của vùng đất này do chính nhân dân Donbass quyết định.

Tháng 4 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Konstantin Kosachev cũng đưa ra một ý kiến “ỡm ờ” về khả năng sáp nhập vào Liên bang Nga, nếu chính quyền Kiev không thực thi nghiêm túc Thỏa thuận Minsk 2 về Quy chế đặc biệt cho Donbass.

Ông Kosachev nói: “Năm 1991, Crimea nhận được quy chế đặc biệt trong thành phần Ukraine nhưng 20 năm sau, Kiev đã phế bỏ quy chế này. Điều tương tự như vậy có thể xảy ra hoặc không xảy ra ở miền Đông Nam Ukraine tùy thuộc vào phương án hành động mà Kiev lựa chọn”.

Thượng nghị sĩ này cho rằng Kiev cần xem Donbass “như một khu vực đặc biệt” để duy trì khu vực này như một phần của Ukraine, ngược lại, khu vực này có thể làm theo tấm gương Crimea (ám chỉ việc trưng cầu ý dân sáp nhập vào Nga), nếu không nhận được quyền tự trị rộng rãi.

Được biết, sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 11-5-2014, nước Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) đã tuyên bố độc lập vào ngày 12-5, đồng thời đưa ra đề nghị sáp nhập vào Nga. Sau đó, nước Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) cũng đã có động thái tương tự.
Theo kết quả kiểm phiếu của cuộc trưng cầu dân ý tại tỉnh Donetks ngày 11-5, sau khi kiểm tra và tính toán gần như cơ bản các điểm bỏ phiếu, tỷ lệ người dân ủng hộ tỉnh này tuyên bố độc lập đạt 89,7%, còn tỷ lệ người dân đi bỏ phiếu đạt khoảng 75%.

Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 11-5, các vùng Lugansk đã tổ chức trưng cầu dân ý về quy chế của tỉnh này. Theo Ủy ban Bầu cử của “Cộng hòa nhân dân Luganks”, 96,2% người dân ủng hộ việc Lugansk thành lập quốc gia độc lập trên tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu khoảng 80%.

Kể từ đó đến nay, lãnh đạo 2 nước Cộng hòa tự xưng này liên tục đề nghị với Tổng thống Nga Putin sáp nhập vùng Donbass vào lãnh thổ Liên bang Nga, nhưng điện Kremlin đã từ chối phát biểu chính thức về vấn đề này hoặc đưa ra những phát biểu mang tính chung chung, không trực diện.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật