Tìm hiểu “cánh cụp, cánh xòe“ Su-22

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Su-22 hay Su-17 (phiên bản nội địa của Liên Xô) được biết tới như là thế hệ máy bay có khả năng thay đổi tốc độ nhanh chóng, nhờ đôi cánh có thể cụp vào, xòe ra.
Tìm hiểu “cánh cụp, cánh xòe“ Su-22
Máy bay Su-22 của không quân Ba Lan.

Trong những năm đầu của thời kỳ chiến tranh lạnh, thế hệ máy bay cánh quạt vốn thống lĩnh bầu trời của thế chiến thứ hai đã trở lên lạc hậu và bình minh của máy bay sử dụng động cơ phản lực đã bắt đầu. 

Su-17 (Su-22), xương sống của không quân Liên Xô những năm 1960

Nhằm chế tạo ra một chiếc máy bay vừa có đủ độ nhanh nhẹn, linh hoạt để trở thành một máy bay tiêm kích, vừa có trọng tải lớn, tầm bay xa để làm tốt nhiệm vụ tấn công mặt đất, nhà máy Sukhoi đã cho ra mắt mẫu thử nghiệm S1 “Strela”, sau đó đã đổi tên thành Su-7 (định danh NATO là Fitter-A).

Ngay khi bay thử vào tháng 4/1956, Su-7 đã khiến giới chuyên môn ngỡ ngàng khi lập kỷ lục về tốc độ của Liên Xô khi đó với tốc độ lên tới 2.170 km một giờ. Tuy nhiên, trong những năm sau đó, máy bay này đã bộc lộ nhiều nhược điểm, đặc biệt là do hình dạng dài và hẹp nên Su-7 cần đường băng rất dài để cất cánh và khá kém về khả năng thao diễn

Năm 1969, mẫu thiết kế Su-17 (định danh NATO là Fitter-K) ra đời dựa trên loại máy bay Su-7B với cặp cánh có khả năng thay đổi hình dạng (cánh cụp cánh xòe), khắc phục những nhược điểm trên của Su-7.

Su-22 có bề ngoài gần giống máy bay tiêm kích Mig-21, tuy nhiên, có thể phân biệt hai loại máy bay này nhờ vào đôi cánh có thể thay đổi góc mở.

Sau đó, trong 20 tiếp theo, Su-17 đã được sản xuất với số lượng lớn cho sử dụng trong nước và xuất khẩu dưới tên Su-22. Mặc dù thiết kế cánh cụp cánh xòe của Su-17 mới chỉ ở dạng sơ khai (chỉ có nửa cuối cánh là có thể thay đổi hình dạng) so với các mẫu hoàn thiện hơn sau này như Su-24 hoặc F-111 của Mỹ, nhưng suốt những năm 1960, Su-17 vẫn là xương sống của lực lượng máy bay tấn công mặt đất của Liên Xô.

Hệ thống vũ khí

Su-22, phiên bản xuất khẩu của Su-17, là loại máy bay một động cơ, trang bị động cơ Lyulka AL-21F với cửa lấy khí được thiết kế ở ngay mũi máy bay đặc trưng của các loại máy bay thế hệ hai (tương tự Mig-17, 19, 21). Ngoài ra, Su-22 còn nổi bật với thân dài, buồng lái lớn và đặc biệt là cặp cánh có khả năng thay đổi hình dạng. Đây là đặc điểm dễ nhận thấy nhất để phân biệt loại máy bay này với Mig-21, có hình dáng tương tự.

Về vũ khí, Su-22 được trang bị hai pháo NR-30 30mm với 80 viên đạn mỗi khẩu, ngoài ra, hai mấu cứng dưới cánh Su-22 có thể gắn tên lửa đối không tầm nhiệt R-60 để tự vệ.

Tên lửa đối đất chống radar Kh-28 chuẩn bị được gắn lên Su-22.

Vũ khí chính của Su-22 được gắn ở 10 mấu cứng dưới thân bao gồm rocket 32 mm, các loại bom rơi tự do hoặc bom dẫn đường hoặc các loại tên lửa đối đất như Kh-23 Grom, tên lửa chống radar Kh-28 với tổng khối lượng lên đến bốn tấn.

Phiên bản xuất khẩu nâng cấp mới nhất hiện nay của Su-22 với tên gọi Su-22M4 được sử dụng ở các nước như Ba Lan, Việt Nam... còn có thể mang theo tên lửa chống hạm hiện đại Kh-31A (tầm bắn 70 km) hoặc tên lửa chống radar Kh-31P (tầm bắn 110 km). 

Với khả năng mang theo đến 3.770 kg nhiên liệu, Su-22 có tầm bay chiến đấu lên đến 1.150 km (tốc độ tối đa lên tới 1,7 M với 1.860 km mỗi giờ và tầm bay tuần tiễu lên tới 2.300 km ở tốc độ 1.400 km mỗi giờ.

Những hạn chế theo thời gian

Dù đang được 26 nước trên thế giới sử dụng và nâng cấp lên bản M4, thực hiện thời kỳ 1983-1988, Su-22 vẫn không tránh khỏi những nhược điểm chết người của một chiếc máy bay thế hệ thứ hai và sự tàn phá của thời gian.

Hệ thống Klen-S gồm kính ngắm quang học kết hợp thiết bị đo xa bằng laser dùng để xác định mục tiêu cho tấn công mặt đất của Su-22.

Với thiết kế cửa lấy khí ở mũi máy bay (vốn là vị trí đặt radar ở các loại máy bay hiện đại), radar của Su-22 khá nhỏ và không có tác dụng dẫn bắn cho một số loại vũ khí hiện đại nó mang theo.

Thêm vào đó, với các loại tên lửa đối đất tầm xa, Su-22 bắt buộc phải đeo thêm bộ phận dẫn bắn phụ hay phụ thuộc vào radar của các máy bay khác hoặc radar mặt đất.

Báo cáo của ITWL mô tả một số vị trí dễ bị hỏng hóc nhất trên Su-22.

Hơn nữa, trong quá trình sử dụng đã kéo dài đến 50 năm, một số hỏng hóc phát sinh của Su-22 là rất nghiêm trọng và khó có thể khắc phục. Theo báo cáo của trung tướng Slawomir Klimaszewski và thiếu tá Andrej Leski, viện nghiên cứu kỹ thuật Wojsk Lotniczych, trực thuộc không quân Ba Lan, trong các hỏng hóc chủ yếu của Su-22 biên chế thuộc không quân Ba Lan, 4% là lỗi của động cơ, 10% của cấu trúc, 16% của hệ thống vũ khí, 25% của thiết bị thông tin liên lạc và 45% lỗi thuộc về các thiết bị điện tử.

Một số hỏng hóc có chi phí sửa chữa cao, làm giảm đáng kể chất lượng máy bay như các hỏng hóc về nắp buồng lái hoặc các lỗi ăn mòn.

Buồng lái được nâng cấp hiện đại của Su-22M4.

Điều níu kéo sự tồn tại của Su-22 trong biên chế không quân của nhiều nước là ví nó có giá cả khá dễ chịu so với tính năng có được, Su-22, đặc biệt là các bản nâng cấp hiện đại nhất như Su-22M4 vẫn được nhiều nước duy trì trong biên chế. Thế nhưng, trong quá trình hiện đại hóa quân đội của các quốc gia, “lão tướng” Su-22 không tránh khỏi sự thay thế bằng các máy bay hiện đại hơn như Su-30.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật