Thảm kịch chiến tranh tiền tệ Trung Quốc

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trang tin Sputnik dẫn nguồn hãng tin DWN nhận định, một cuộc chiến tiền tệ toàn cầu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nước châu Âu, nhất là Pháp và Italia. Hàng hóa xuất khẩu giá rẻ Trung Quốc sẽ tác động tiêu cực lên các ngành kinh tế vốn đang “tiều tụy” ở khu vực này, gây nguy hiểm tới sự ổn định của nhóm các nước đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Thảm kịch chiến tranh tiền tệ Trung Quốc
Ảnh minh họa

Kinh tế Eurozone đầy trắc trở, bế tắc

Lạm phát tại Eurozone hiện vẫn chạm đáy 0% dù các biện pháp kích thích đã được đưa ra để can thiệp nhằm tránh môt cuộc khủng hoảng tương tự Đại khủng hoảng năm 1930. 

Dữ liệu thống kê Eurostat cho thấy, lạm phát tại khu vực này không nhích ở mức 0,2%, chỉ nhỉnh hơn một chút so với mức dự báo trước đó 0,1% và thấp hơn nhiều so với mục tiêu 2%.

Mặc dù châu Âu đã nỗ lực nhằm ngăn chặn Hy Lạp phải rời khỏi Eurozone, nhưng chưa thể có gì đảm bảo dài hạn nếu kinh tế nước này không thể phục hồi. Tỷ lệ lạm phát chạm 0% cho thấy sự bế tắc của các cơ quan tiền tệ châu Âu hiện tại. Nếu châu Âu chìm sâu vào giảm phát, Ngân hàng Trung ướng châu Âu (ECB) sẽ không thể kiểm soát thị trường một các hiệu quả, và sẽ thất bại trên mọi mặt trận.

Hôm tuần trước, thành viên Ban Điều hành ECB, ông Peter Praet cho biết, cơ quan điều phối này đã sẵn sàng tăng quy mô kíc‌h thí‌ch nếu cần thiết. Nhiều khả năng đó sẽ là môt gói nới lỏng tiền tệ (QE) mới được đưa ra trong cuộc họp tháng 9 tới.

Tỷ giá hối đoái quá cao là một vấn đề khác khiến châu Âu phải “đau đầu”. Đồng tiền chung này đang quá mạnh do được hỗ trợ bởi mức thặng dư thương mại lớn của Đức. Euro đã tăng giá 2% trong tháng 8/2015, lên mức tỷ giá Euro/USD là 1,1213 Euro/1 USD hôm 31/8. Tuy vậy, trên thực tế, kinh tế Đức mạnh hơn hẳn so với các nước thành viên còn lại của Eurozone. Điều này khiến ECB bế tắc trong giải pháp phá giá tiền tệ và mua lại trái phiếu từ các nước Nam Âu.

Thảm kịch chiến tranh tiền tệ Trung Quốc

Hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc đã chiếm được vị trí quan trọng không chỉ đối với Trung Quốc mà cả với phần còn lại của thế giới. Trong 15 năm qua, Trung Quóc đã trở thành quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới. Sự vươn lên của Trung Quốc tác động mạnh mẽ tới các ngành hàng của Mỹ, Nhật Bản và châu Âu, thậm chí dẫn đến quá trình phi công nghiêp hóa một phần tại nhiều nền kinh tế.

Tổng thể, thị phần xuất khẩu toàn cầu của các nước này bị co hẹp đáng kể, và “chào thua” Trung Quốc ở các mức độ khác nhau.

Năm 2003, thị phần xuất khẩu trên thế giới của các nước châu Âu đã vượt lên, chiếm xấp xỉ 1/3 toàn cầu. Nhưng hiện tại, con số này tụt xuống chỉ còn hơn 24%, trong đó Pháp và Italia là hai quốc gia bị sụp giảm nhiều nhất.

Các xu hướng xấu này tiếp diễn trong năm 2015 khi Nhân dân tệ (NDT) bị phá giá góp phần tạo lợi thế cho hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu giá rẻ hơn và hấp dẫn hơn.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc yếu đi liên tục, đồng thời, đã cho ảnh hưởng dây chuyền thấy rõ ra các nước khác, nhất là các nền kinh tế mới nổi.

Theo thông báo ra hôm 28/08/2015 của viện Địa lý Thống kê Brazil ( IBGE), lần đầu tiên kể từ 6 năm qua, Brazil rơi vào tình trạng suy thoái về mặt kỹ thuật, tức là liên tiếp trong hai quý thu nhập quốc gia bị sụt giảm. Thu nhập nội địa nền kinh tế lớn hàng đầu châu Mỹ Latinh ở quý hai năm nay đã giảm 1,9%, mức giảm này cao hơn dự liệu của các nhà phân tích ngân hàng của nước ngoài cũng như Brazil đưa ra trước đó. Quý trước GDP của Brazil cũng đã giảm 0,7%.

Mới đây, Nga thừa nhận kinh tế suy thoái trầm trọng hơn dự tính trong quý 2/2015, GDP giảm tới 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng loạt chỉ số kinh tế của Nga như doanh số bán lẻ, đầu tư, mức lương thực tế…  đều giảm mạnh. Moscow hiện không còn đủ “lực” để hỗ trợ đồng rúp khi dự trữ ngoại hối nước này sụt từ gần 540 tỷ USD hai năm trước đây xuống còn 360 tỷ USD.

Kinh tế Ấn Độ trong quý II cũng tăng trưởng chậm lại, còn 7%, thấp hơn mức dự báo và mức tăng 7,5% củ‌ּa qu‌ּý I.

Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Sputnik, Giám đốc viện Nghiên cứu chính sách kinh tế Brazil Monica Debolle dự báo: “Nếu Trung Quốc không thể thoát khỏi giai đoạn tụt giảm này, thì các nền kinh tế dễ bị ảnh hưởng như Brazil, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật