Báo Mỹ: Úc - Ấn Độ quyết đánh chìm tàu ngầm Trung Quốc

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên trong tháng 9 tới thể hiện việc Úc - Ấn Độ quyết đánh chìm tàu ngầm Trung Quốc vốn tăng cường hiện diện hải quân ở Ấn Độ Dương, theo trang Bloomberg.
Báo Mỹ: Úc - Ấn Độ quyết đánh chìm tàu ngầm Trung Quốc
Tàu ngầm Úc hành quân

Cuộc tập trận tại cảng Visakhapatnam ở Vịnh Bengal thuộc Ấn sẽ chú trọng chiến tranh chống ngầm, thể hiện việc Úc - Ấn Độ quyết đánh chìm tàu ngầm Trung Quốc. Kịch bản này có phần diễn tập bảo vệ một tàu dầu bị một tàu ngầm tấn công đe dọa.

Vùng tập trận này gần vùng biển mà năm ngoái, TQ lần đầu tiên triển khai một tàu ngầm chạy bằng hạt nhân. Tàu ngầm TQ cũng đã hai lần cập cảng Sri Lanka.

Đại úy Sheldon Williams, một cố vấn quốc phòng ở Phủ Toàn quyền Úc tại New Delhi, nói: “Có tiềm năng gia tăng căng thẳng an ninh ở Ấn Độ Dương. Chúng tôi nằm ngay ngã ba của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nên chúng tôi phải có trách nhiệm an ninh khu vực này”.

Ông cho biết Úc đã triển khai một máy bay do thám chống ngầm P-3, một tàu ngầm lớp Collins, một tàu dầu và nhiều tàu hộ vệ đến cuộc tập trận. Các sĩ quan sẽ đến Ấn ngày 11.9 và bắt đầu cuộc tập trận ngày 12.9.
Ấn Độ đề cao cảnh giác Trung Quốc

Ấn sẽ triển khai một máy bay chống ngầm tầm xa P-8, cùng một chiếc tàu hộ vệ do Ấn sản xuất, theo đại úy D.K. Sharma, người phát ngôn hải quân Ấn.

Một tháng sau cũng tại vùng biển này, Ấn - Mỹ sẽ có cuộc tập trận hải quân “phức tạp nhất” giữa hai nước, theo đại sứ Mỹ tại Ấn, ông Richard Verma. Nhật cũng được mời tham gia.

Cuộc tập trận này vào lúc các siêu cường muốn mở rộng tầm ảnh hưởng. Các tuyến hàng hải ở Ấn Độ Dương đã vận chuyển gần một nửa số container hàng hóa của thế giới, gồm 380 % nguồn dầu nhập khẩu của TQ.

Rory Medcalf, lãnh đạo Học viện an ninh quốc gia ở đại học quốc gia Canberra (Úc) nói: “Ấn ngày càng tăng hợp tác an ninh với Mỹ và các đồng minh của Mỹ, khiến TQ khó chịu”.

TQ đã có những hoạt động tại một khu vực mà Ấn có tầm ảnh hưởng mạnh, như xây cảng ở Pakistan và Sri Lanka, một tuyến ống dẫn dầu đến vùng biển Myanmar. Chủ tịch Tập Cận Bình cũng “vận động hành lang” ở Sri Lanka, các quần đảo Seychelles và Maldives tham dự vào dự án “Con đường tơ lụa trên biển” của ông.

Nhưng việc khiến Ấn Độ cảnh giác cao nhất, là việc TQ đưa tàu ngầm đến gần bờ biển của Ấn. Năm ngoái, một chiếc chạy bằng hạt nhân tuần tra Vịnh Aden suốt 2 tháng, theo giới truyền thông Ấn dẫn một thông cáo của Bộ Ngoại giao TQ gửi Sứ quán Ấn ở Bắc Kinh.

Đến tháng 9 và tháng 11.2014, một tàu ngầm TQ cập cảng Colombo (Sri Lanka) để tiếp nhiên liệu. Ấn nói một chiếc khác cập cảng Pakistan hồi tháng 5 và tháng 7.2015.

Các hành động này của TQ khiến Thủ tướng Narendra Modi muốn Ấn thân cận với Mỹ để bảo đảm an ninh hàng hải, khi TQ đã có những hành động đe dọa nhằm độc chiếm gần như toàn bộ Biển Đông, như xây đảo nhân tạo, đường băng… trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Đô đốc Scott Swift, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, nói hôm 25.8, rằng những dự án cải tạo đất này của TQ khiến các nước ở Biển Đông phải lo lắng: “Nhiều nước tìm đến Mỹ để được tiếp tục bảo đảm ổn định trên toàn quốc như đã có từ 70 năm qua”.
Úc tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ

Úc không về phe nào trong tranh chấp Biển Đông, nhưng quan ngại việc TQ cải tạo đất trên các đảo nhằm quân sự hóa, theo đại úy Williams.

Ngày 27.8, Bộ trưởng quốc phòng Úc Kevin Andrews công bố kế hoạch sơ bộ chi 300 tỷ đô-la Úc (tương đương 214 tỷ USD) trong 20 năm để hiện đại hóa quân đội. Kế hoạch này sẽ chi tiết hơn trong Sách Trắng quân sự mà Úc dự kiến sẽ công bố vào tháng 10 tới.

Ông Andrew nói thông qua Sách Trắng, chính phủ Úc sẽ mở rộng và đào sâu liên minh quân sự với Mỹ, công nhận liên minh này sẽ là nền tảng an ninh - quốc phòng và vẫn là ưu tiên số 1 trong quan hệ của Úc với quốc tế.

Sách Trắng dựa trên niềm tin, rằng an ninh Úc được bảo đảm từ sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ ở châu Á nhằm đối phó TQ hiện đang ngày càng hung hăng hơn.

Nhưng dù muốn thân cận với Mỹ, hoan nghênh chủ trương “Xoay trục về châu Á” của Washington, Úc cũng không muốn làm mích lòng TQ.

6 năm trước, Thủ tướng Úc lúc đó là ông Kevin Rudd chọc ngoáy TQ, đối tác thương mại lớn nhất của Úc, bằng Sách Trắng quốc phòng vốn nêu: sự trỗi dậy của TQ đe dọa an ninh khu vực.

Nay, Thủ tướng Tony Abbott hứa tăng chi quân sự lên 2% GDP trong 10 năm, với khoản chi cho quân sự 32 tỷ AUD trong năm 2016 và tăng lên 132 tỷ AUD trong vài năm tới. Năm ngoái, Úc xếp hạng 6 thế giới ở mảng xuất khẩu vũ khí, chi gần 14 tỷ AUD cho vũ khí, theo viện nghiên cứu hòa bình Stockholm.

Đa phần khoản tăng chi sẽ là mở rộng hoạt động biển xa cho hải quân Úc, gồm 8 tàu ngầm mới, 9 tàu khu trục nhỏ và 20 tàu hộ tống với kinh phí 89 tỷ AUD. Úc cũng nhắm có 2 tàu sân bay trực thăng đổ bộ, khu trục hạm mang tên lửa cùng các chiến đấu cơ tàng hình.

Các nhà sản xuất tàu ngầm Nhật, Pháp và Đức đang muốn hợp tác với quân sự Úc. Nhật đang thúc đẩy một hợp đồng đóng tàu ngầm lớp Soryu trị giá 50 tỷ AUD trong 10 năm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật