Người chồng cắt gân tay, gân chân vợ có thể chịu án t‌ử hìn‌h?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tùy vào bằng chứng thực tế và kết luận của cơ quan điều tra, người chồng cắt gân tay, gân chân vợ có thể chịu mức án cao nhất là t‌ử hìn‌h.
Người chồng cắt gân tay, gân chân vợ có thể chịu án t‌ử hìn‌h?
Chu Quang Đạo tại cơ quan điều tra. Ảnh: Báo Bắc Giang.
Liên quan đến việc đối tượng Chu Quang Đạo (SN 1966, trú tại thôn Chớp, xã Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang) - nghi can trong vụ chồng cắt gân tay, gân chân vợ - đến cơ quan công an đầu thú và khai nhận hành vi gây thương tích cho vợ là chị Dương Thị Hồng (SN 1983, cùng thôn) vào ngày 11/8, PV Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với Luật sư Chu Văn Tiến – Công ty Luật TNHH An Nam - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Luật sư Tiến nhận định, nghi can Chu Quang Đạo có bản tính hung hăng, côn đồ (có hai tiền án về tội "Cố ý gây thương tích" và "Cướp tài sản"), dù đã bị trừng trị bởi Pháp Luật nhưng không tỉnh ngộ mà vẫn tiếp tục thực hiện những hành vi gây hậu quả nghiêm trọng như nhẫn tâm dùng dao cắt gân chân, gân tay vợ. Dã man hơn, đối tượng Đạo còn dùng dao đâm vào vùng mắt vợ khiến chị này bị thương nặng.
Trên thực tiễn, có hai tội phạm rất dễ gây nhầm lẫn là “Giết người chưa đạt” và “Cố ý gây thương tích”. Về mặt khách quan thì giữa giết người chưa đạt với cố ý gây thương tích rất giống nhau nhưng về mặt chủ quan thì giết người chưa đạt là người phạm tội mong muốn nạn nhân chết nhưng hậu quả không xảy ra là ngoài ý muốn của họ, còn cố ý gây thương tích thì người phạm tội chỉ muốn gây thương tích cho người khác chứ không muốn làm chết người.
Vì vậy, để xác định chính xác ý thức chủ quan này, cơ quan tố tụng phải đánh giá, đối chiếu, phân tích các tình tiết khách quan một cách toàn diện. Xét những thông tin ban đầu cho thấy, với hành vi mà nghi can Đạo đã thực hiện và hậu quả mà Chị Hồng phải gánh chịu, nghi can Đạo có thể phải chịu trách nhiệm Hình Sự vềtội "Cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe người khác" (Điều 104 BLHS) hoặc tội "Giết người" (Điều 93, BLHS).
Việc định tội danh chính xác đối với nghi can Đạo thì cần có kết luận cuối cùng của Cơ quan tố tụng. Bằng nghiệp vụ của mình, Cơ quan tố tụng phải tìm ra được câu trả lời về mục đích, động cơ phạm tội; Nghi can Đạo có thấy trước hậu quả nghiêm trọng, mong muốn hay để mặc nó xảy ra hay không…để có căn cứ định tội đối với nghi can Đạo.
Đối với tội "Cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe người khác" về trách nhiệm Hình Sự, theo quy định tại Điều 104 BLHS, tùy vào tỷ lệ thương tật của người bị hại và hành vi của nghi can Đạo mà có thể phải chịu trách nhiệm Hình Sự theo khoản 1, 2, 3 hoặc khoản 4 của Điều này. Khung hình phạt cao nhất đối với tội phạm này là “phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.”
Đối với tội "Giết người" theo Điều 93, phải tùy vào bằng chứng thực tế và kết luận của cơ quan điều tra mà hành vi của nghi can Chu Quang Đạo có thể phải chịu trách nhiệm Hình Sự với khung hình phạt cao nhất là “phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc t‌ử hìn‌h”. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể phải chịu các hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm tù, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một đến năm năm.
Bên cạnh đó, nghi can Đạo từng có 2 tiền án về tội "Cố ý gây thương tích" và "Cướp tài sản", nghi can này mới ra tù năm 2007. Đặt giả thiết, nghi can Đạo phải chịu hình phạt tù từ 15 năm thì tính đến thời điểm tháng 8/2015, nghi can Đạo đã được xóa án tích theo quy định tại Điều 64 BLHS. Do đó, hai tiền án này không được sử dụng là tình tiết tăng nặng hình phạt theo quy định tại Điều 49 BLHS về Tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
Tiếp cận nạn nhân vụ B.H cắt gân tay, gân chân
//
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật