Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Muộn cũng phải làm

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những năm gần đây, dường như có sự bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông nghiện thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục sớm...; thậm chí là tự sát khi gặp vướng mắc trong cuộc sống hay học tập. Nguyên nhân, theo TS Trần Văn Dần - ĐH Y Hà Nội - nhận định, một phần lớn là các em thiếu các kỹ năng sống.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Muộn cũng phải làm
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông: Dù đã khá muộn cũng phải làm (ảnh minh họa).

Không biết thoát stress vì thiếu kỹ năng sống

Vào mùa thi thường có nhiều HS phổ thông phải đến thăm khám tại các khoa, các viện tâm thần nhất vì quá căng thẳng trong học tập. Vài năm trở lại đây, sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp hay thi tuyển sinh ĐH, CĐ, mỗi năm cũng có một vài HS tìm đến cái chết khi gặp thất bại.

Theo PTS-GS Nguyễn Công Khanh (Dự án phát triển giáo dục THCS2, Bộ GDĐT) - nguyên nhân gây nên tình trạng này có rất nhiều, nhưng trong đó chắc chắn có nguyên nhân là thiếu kỹ năng sống (KNS).

PGS-TS Trần Quốc Thành (ĐH Sư phạm HN) cho rằng, lớp trẻ hiện chỉ chú trọng trang bị cho mình các tri thức khoa học trong sách vở, ít chú ý đến các KNS. PGS-TS Nguyễn Võ Kỳ Anh (Giám đốc TT Giáo dục môi trường và sức khỏe cộng đồng) nhận định: Nhiều HS rất lúng túng trong việc làm thế nào để thoát khỏi trạng thái khủng hoảng hay những khúc mắc tình cảm...

Đưa kỹ năng sống vào chương trình phổ thông

"KNS là vấn đề phải được đưa vào giảng dạy từ lâu, đến bây giờ mới đưa ra thảo luận xây dựng chương trình là khá muộn"- TS Trần Văn Dần nhận định. Còn theo ThS Đào Vân Vi (viện Khoa học giáo dục VN), hiện ít nhất 70 quốc gia trên thế giới đã và đang đưa KNS vào giảng dạy trong chương trình chính khóa, dưới nhiều hình thức khác nhau.

Ở Việt Nam, theo ông Nguyễn Võ Kỳ Anh, giáo dục KNS có thể bắt đầu từ tiểu học, thậm chí sớm hơn ở tuổi mầm non, hoặc thông qua các hoạt động lồng ghép vào giờ học chính khóa của một số môn học, qua các hoạt động ngoại khóa của nhà trường và cộng đồng ở các cấp học phổ thông.

Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Kim Liên - Hiệu trưởng Trường THCS Đống Đa, chương trình chính khóa hiện nay quá nặng, việc tích hợp giảng dạy KNS khiến giáo viên, phụ huynh đều phản ánh là quá tải. Do đó, về việc xây dựng chương trình đưa KNS vào nhà trường,

TS Phùng Khắc Bình - Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Bộ GDĐT - cho biết, trước mắt có thể tích hợp vào một số môn học, hoạt động, song phải có tài liệu chuyên môn kèm theo để giáo viên, HS nghiên cứu, vận dụng... Về lâu dài, cần xây dựng chương trình môn học giáo dục KNS cho HS từ lớp 1 đến lớp 12.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật