Từ câu chuyện ‘cuộc hẹn đánh nhau’ trên phố suy nghĩ về “hiệu ứng đám đông” xấu xí

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đám đông “diễu hành“ trong tiếng gào thét, cổ vũ, đám đông tạo ra cảnh tượng hỗn loạn như thể có ngôi sao nổi tiếng nào đó bất ngờ xuất hiện. Rồi cuối cùng, ai nấy đều “choáng“ khi vỡ lẽ nguyên nhân chỉ vì một lời “hẹn nhau gây chiến“ trên Facebook giữa 2 teengirl Sài thành.
Từ câu chuyện ‘cuộc hẹn đánh nhau’ trên phố suy nghĩ về “hiệu ứng đám đông” xấu xí
ảnh minh họa

Không kể đến những “băng nhóm” mà các bạn nữ này kéo theo để “thị uy” thì phố đi bộ Nguyễn Huệ cũng đã có rất đông những người vào thời điểm ấy. Nhưng nếu đám đông không liên quan ấy không hùa vào cổ vũ, chỉ trỏ hay chen lấn xem đánh nhau thì có lẽ cảnh tượng hỗn loạn như “biểu tình” giữa thời bình này đã không xảy ra.

Toàn cảnh "Vụ náo loạn phố đi bộ Nguyễn Huệ - sài gòn - Hứa Vy và Võ Huỳnh Thanh Vân"

//


Buổi "offline" với hàng trăm bạn trẻ “thị uy” trên phố đi bộ để… đánh nhau?

Nghe thì có vẻ thật khó tin nhưng đó là những gì đã diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ tối qua. Qua tìm hiểu trên facebook của cả hai “nhân vật chính” dẫn đầu hai băng nhóm “hẹn gặp thách đấu” có thể thấy rằng hai bạn nữ này có sức ảnh hưởng rất lớn đối với các bạn trẻ. Theo đó cả hai trang cá nhân này đều có lượt follow rất cao. Và trước khi “trận thách đấu” diễn ra một fan page mang tên “Anti Võ Huỳnh Thanh Vân - Ủng hộ Hứa Vy” cũng đã được ra đời thu hút hàng chục lượt like. Cho đến trước khi “dàn trận” và chưa kịp đánh nhau các bạn ấy cũng đã tụ tập reo hò, đăng clip chửi bới, hùa theo cổ vũ, chụp ảnh tự sướng… Điều gì đã thôi thúc hàng trăm bạn trẻ chạy theo 2 bạn gái kia để gây nên cảnh tắc đường, kẹt xe ngay tại trung tâm thành phố?

Fanpage ủng hộ hành động "tuyên chiến" của một trong hai nhóm nữ đánh nhau trên Phố đi bộ đã được lập ra để cổ vũ cho việc đánh nhau vậy mà cũng thu hút được hàng chục lượt like trên mạng xã hội. Khi các bạn nhấn like các bạn có suy nghĩ?

Cách giáo dục, ảnh hưởng của xã hội, mạng internet, sản phẩm công nghệ và nhiều thứ khác đã khiến các bạn ấy dần vô cảm với sự đời nhưng nông nổi, bốc đồng với mọi việc.

Dù là người trong cuộc nhưng những bạn trẻ ấy “không ý thức được những gì mình đang làm”. Họ như những con rối bị giật dây hay theo một nhận xét khác sâu cay hơn “họ là những con bò tót cứ chăm chăm húc vào miếng vải đỏ với sự tức giận mất phương hướng”. Họ hùa theo chỉ vì “ham vui” nhiều hơn là dành ý thời gian suy nghĩ để nhận thức vấn đề sau đó mới hành động.

Không chỉ là những bạn đã cùng nhau hẹn trước tới trận thách đấu những người vô tình có mặt trên phố đi bộ Nguyễn Huệ hôm qua cũng đã tò mò “chạy theo” nhóm các bạn nữ đánh nhau để tận mắt chứng kiến, chụp ảnh hoặc quay clip đăng lên FB cá nhân như một kiểu khoe “chiến tích” rằng mình cũng có mặt vào thời điểm “hot” để câu like. Có lẽ họ đã quá “sống ảo” và vì “sống ảo” nên họ đã quên mất mình đang bị cuốn vào thế giới của “những đám đông nhiều chuyện, xấu xí”.

Thay vì ngăn cản việc đánh nhau rất nhiều người có mặt tại phố đi bộ lúc đấy đã vô tình tạo nên cảnh tượng xấu xí nữa về hiệu ứng đám đông: Hiếu kì, tò mò nhưng vô cảm.

Một số bạn còn dùng điện thoại tranh thủ quay, chụp ảnh lại những cảnh tượng, hình ảnh gây cấn

Không chỉ có các bạn trẻ những người lớn có mặt tại phố đi bộ lúc đó còn chạy đến xem chuyện gì đang xảy ra. Trong hình rất nhiều người như người đàn ông đèo vợ con bằng xe máy vẫn tiếp tục theo dõi diễn biến vụ việc bằng việc chạy xe xen lẫn dòng người đi bộ cũng đang hối hả.

Điều đó đã khiến lực lượng chức năng vô cùng khổ sở khi phải giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài hơn một giờ đồng hồ

Clip cho thấy sự phả‌ּn cả‌ּm của những người dân "quay phim, chụp ảnh" trong đám tang Duy Nhân

Đám đông vô cảm đang ngày một "đông hơn" trong cuộc sống hàng ngày. Ta có thể dễ dàng nhận ra điều này với những gì đang diễn ra từng ngày từng giờ trong cuộc sống. Ở những ngôi trường ta có thể bắt gặp một học sinh bị đánh "hội đồng" và cả đám người tụ lại quay clip, chụp hình, cười đùa, phán xét mặc cho nạn nhân van xin, cầu cứu. Trong một vụ tai nạn ta có thể dễ dàng thấy được số người “xúm vào” xem luôn đông hơn số người gọi điện đến cấp cứu. Hay cụ thể hơn là ở những đám tang nghệ sĩ ta có thể nghe thấy, nhìn thấy đám đông với những tiếng trầm trồ chỉ trỏ vì được tận mắt nhìn ngắm nghệ sĩ miễn phí như coi show mà đáng ra đó là nơi nên dành một không khí trang nghiêm để tôn kính người đã khuất.

Trong khi nghệ sĩ Hoài Linh thành tâm đến nói lời tạm biệt Duy Nhân lần cuối trong đám tang của anh thì đám đông người chạy đến tận nơi tổ chức tang lễ để chụp hình, gây nên cảnh hỗn lọan trong đám tang.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật