WikiLeaks tố Mỹ theo dõi chính phủ, doanh nghiệp Nhật

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 31/7, trang Wikileaks đã tung ra các tài liệu tiết lộ việc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đã lén theo dõi các chính trị gia, ngân hàng trung ương và các công ty lớn của Nhật trong nhiều năm qua.
WikiLeaks tố Mỹ theo dõi chính phủ, doanh nghiệp Nhật
Ảnh minh họa

Wikileaks trước đó cũng đã rò rỉ thông tin cho thấy Mỹ do thám Đức, Pháp, Brazil. Tất cả đều là các đồng minh của Mỹ. Hiện Tokyo chưa có phản ứng gì về các tài liệu phát hành bởi WikiLeaks.

WikiLeaks tuyên bố: “Các tài liệu này cho thấy quy mô của chiến dịch do thám Mỹ nhắm vào Chính phủ Nhật, phản ánh rõ Mỹ đã thu thập thông tin tình báo từ nhiều bộ và cơ quan nhà nước Nhật”. Các thông tin mà NSA nhắm đến là những tính toán của Tokyo về thương mại, năng lượng hạt nhân, quan hệ ngoại giao Nhật - Mỹ…

Cá nhân Thủ tướng Nhật Shinzo Abe không bị nghe lén một cách trực tiếp, nhưng NSA đã theo dõi hàng loạt chính trị gia cấp cao của Nhật. Trong số đó phải kể đến Bộ trưởng Thương mại Yoichi Miyazawa và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Haruhiko Kuroda.

Một số tài liệu cho thấy NSA xem lén về “chiến lược biến đổi khí hậu nhạ‌y cả‌m” của Chính phủ Nhật và cả “nội dung một cuộc họp bí mật diễn ra tại dinh thự của Thủ tướng Abe”. Bộ Nông nghiệp Nhật và các công ty như Mitsubishi hay Mitsui cũng bị NSA do thám.

Chiến dịch theo dõi của NSA bắt đầu từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông Abe hồi năm 2006. Ông Abe tái đắc cử thủ tướng vào cuối năm 2012. Chính quyền Tokyo chưa có phản ứng chính thức với thông tin này.

AFP dẫn lời giáo sư Yoshinobu Yamamoto thuộc ĐH Niigata nhận định phía Nhật sẽ yêu cầu Mỹ giải thích, nhưng tiết lộ này sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến quan hệ đồng minh Tokyo - Washington.

Thông tin NSA lén theo dõi Nhật bị lật tẩy trong một thời điểm khá nhạ‌y cả‌m. Hiện tại đang là lúc quan chức thương mại các nước tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bao gồm Mỹ, Nhật và 10 quốc gia vành đai Thái Bình Dương, đang nhóm họp ở Hawaii nhằm hoàn tất đàm phán TPP.

Hai nền kinh tế lớn nhất của TPP là Mỹ và Nhật đang bất đồng về nhiều vấn đề như nông nghiệp và thị trường xe hơi. Ngành nông nghiệp Nhật đang thể hiện sự phản đối đối với TPP.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật