Những đặc tính chữa bệnh từ Cây móng tay

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tên khoa học Lawsonia inermis L. Cây thân nhỏ (đường kính 3cm), cao từ 50-100cm, da nhẵn (mọc hoang có gai ở đầu cành, không nhọn sắc). Lá mọc đối, cuống ngắn, phiến lá đơn, nhỏ, hình trứng bầu dục nhưng đầu, cuống hơi dẹp, lá dài từ 3-7cm, rộng 2-4cm.
Những đặc tính chữa bệnh từ Cây móng tay
Cây móng tay Lawsonia inermis

Đầu cành mọc hoa hình thùy, dáng chùm nhỏ màu trắng, già chuyển đỏ rồi vàng sậm (khi héo), mùi thơm hăng hắc. Ngày xưa, khi chưa có mỹ phẩm, phụ nữ đã  lấy hoa móng tay ủ với nước mưa cho ra màu đỏ hoặc hồng để sơn móng tay, chân, làm son môi. Một số toa thuốc từ cây móng tay:

- Hắc lào, ghẻ lở, chảy mủ, nước vàng hôi thối: 150-200gr lá móng tay tươi thêm 100gr lá sả, 100gr lá ổi (nấu chung với 3 lít nước - như nồi xông), tắm liên tục 2 tuần. Lá móng tay tươi rửa sạch, để khô ráo nước, cho 1/2 muỗng muối i-ốt, giã nhuyễn, trộn với 3 muỗng giấm nuôi, lấy nước uống, xác đắp nơi lở loét, ngứa ngáy. Ngày 2 lần, liên tục trong 10 ngày.

- Sốt rét vàng da, sưng đau tỳ, vị, hạ sườn, hông: Lấy nguyên cây, rửa sạch, xắt khúc 3cm. Người bệnh nặng 50gr (nhẹ 20gr), 15gr cỏ mực, 20gr rau má tươi. Sao khử thổ cả 3 thứ, sắc với 1 lít nước còn 300ml. Uống ngày 3 lần. Trẻ dưới 10 tuổi uống chia 6 lần, liên tục 4-6 tuần.

- Tê thấp, đau nhức cột sống, đi lại khó, té ngã chấn thương: Lấy toàn cây (rễ, thân, lá, hoa màu trắng) 150gr (sao khử thổ vàng), 50gr cốt toái bổ (cạo sạch lông, xắt mỏng, phơi 3 nắng), cam thảo 10gr, cẩu tích 15gr, ngũ gia bì 15gr (mua ở hiệu thuốc Đông y Hải thượng Lãn Ông - Quận 5 đều có bán). Sắc với 1.000ml mước còn 300ml, uống ngày 4 lần (sáng, trưa, chiều, tối) liên tục 30 ngày.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật