Nhận diện “sinh vật lạ“ ở Đầm Rưng - Vĩnh Phúc

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Như báo chí đã thông tin, một loại sinh vật lạ đã xuất hiện ở đầm Rưng, xã Tứ Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc gây hại cho cá nuôi. PV đã liên hệ với các cơ quan chức năng để “nhận diện“ loại sinh vật lạ lùng này.
Nhận diện “sinh vật lạ“ ở Đầm Rưng - Vĩnh Phúc
"Sinh vật lạ" tại Đầm Rưng (Vĩnh Phúc) có tên gọi là động vật hình rêu Bryozoan nước ngọt Pectinatelia magnifica

Sau khi Chi cục thủy sản Vĩnh Phúc thông báo về hiện tượng cá chết tại đầm Rưng - HTX chăn nuôi Bình Minh (Tứ Trưng - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc), Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Bắc đã tiến hành khảo sát tại đầm Rưng và phân tích "sinh vật lạ" này.

Kết quả kiểm tra các thông số môi trường tại Đầm Rưng đều nằm trong giới hạn cho phép, mặt nước đầm nuôi rộng, thoáng, nước có màu xanh nõn chuối, độ trong 30cm, phù hợp cho nuôi cá.

Đoàn kiểm tra lấy được một mẫu bệnh phẩm là con cá trôi Ấn Độ đã chết, mang cá có "sinh vật lạ" bám vào, cơ quan nộ‌i tạn‌g đã thối rữa.

Ngày 12/5, Trung tâm đã có kết quả phân tích, xác định "sinh vật lạ" tại Vĩnh Phúc. Theo kết luận này, đây chính là động vật hình rêu Bryozoan nước ngọt, có tên là Pectinatelia magnifica.

Cấu tạo của "sinh vật lạ" này là sống dưới dạng khuẩn lạc (tập đoàn cá thể), các khuẩn lạc kết hợp với nhau thành một khối như bông hoa, đường kính tối đa lên đến 2m, có thể bám vào các thân cây thủy sinh, có thể di chuyển trên thân thực vật thủy sinh với tốc độ rất chậm: 1 đến 1,5mm/ngày.

Mỗi khuẩn lạc là khối gelatin (chứa 99% nước), dạng sền sệt, liên kết với nhau rất chắc chắn. Bên ngoài "sinh vật lạ" này có các xúc tu tiết chất nhầy bao quanh c‌ơ th‌ể phân nhánh, có khoảng 50-80 xúc tu. Đỉnh các xúc tu hình móng ngựa, bên trong có các tế bào xếp với nhau như vây cá, bên ngoài có gai. Chúng thường có màu trắng trong suốt, các nhánh c‌ơ th‌ể màu trắng đục, với những xúc tu màu trắng, hơi nâu.

Trên thế giới, "sinh vật lạ" này chủ yếu sống ở nước mặn với vài nghìn loài. Nhưng với loài sống ở nước ngọt, giống này chủ yếu sống ở Bắc Mỹ, Canada, Đức, Hà Lan hoặc tại châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc.

Ở nhiệt độ trên 20 độ C, gặp điều kiện thuận lợi, "sinh vật lạ" phát triển mạnh và tạo thành những tập đoàn có đường kính lên đến 2m.

Kết luận ban đầu, cá chết có thể là do "sinh vật lạ" phát triển với số lượng lớn bám vào mang cá và tiết ra chất nhầy làm cho cá không hô hấp được.

Trung tâm đề nghị chủ đầm Rưng không được tháo nước ra ngoài để tránh hiện tượng phát tán "sinh vật lạ" ra ngoài các thủy vực khác; Đồng thời đề nghị Vụ khoa học, công nghệ và môi trường cấp kinh phí đột xuất để trung tâm tiếp tục nghiên cứu các giải pháp xử lý.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật