Thị trường điện thoại di động: Cá nhỏ rỉa cá lớn

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong lịch sử tiêu dùng điện thoại di động ở Việt Nam, chưa bao giờ các vị trí dẫn đầu của năm “đại gia” thế giới bị lung lay mà chỉ là sự hoán đổi vị trí. Lần đầu tiên có một nhãn hiệu nhỏ đứng thứ hai về số lượng nhập khẩu và thị phần của các hãng lớn còn bị thu hẹp.

Nếu xem 2007 là năm thăm dò của một vài nhãn hiệu nhỏ trong nước thì 2008 là năm phát triển mạnh của các nhãn hiệu nhỏ. Các nhãn hiệu này tập trung vào phân khúc dưới một triệu đồng.

Ngày càng đông

Theo thống kê của tổng cục Hải quan, có đến gần 40 nhãn hiệu điện thoại di động được nhập khẩu chính thức, tham gia thị trường di động trong nước. Không những đông nhãn hiệu, số lượng nhập khẩu của máy nhãn hiệu mới cũng gia tăng đáng kể, thậm chí có số lượng mà thương hiệu lớn cũng mơ ước. Theo thống kê của trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (bộ Công thương), từ tháng 9 đến tháng 11.2008, có những model nhập khẩu với số lượng lớn: ETS 3052 – 50.000 máy, Mobell M360 – 43.000 máy, Q-Mobile Q25 – 17.340 máy, Mobell M200 – 15.600 máy, Malata MT116 – 15.000 máy, Vcall V128 – 10.000 máy… Cũng như những thương hiệu lớn, mỗi nhãn hiệu nhỏ cũng có hàng chục model. Trong năm 2008, các nhãn hiệu nhỏ vào thị trường Việt Nam gần 1,5 triệu máy, chủ yếu thuộc nhóm sản phẩm giá thấp.

Khi các nhãn hiệu nhỏ từ từ thâm nhập thị trường, các hãng lớn buộc phải hạ giá cũng như liên kết với các nhà phân phối và khai thác mạng để làm khuyến mãi bằng cách phổ biến: mua máy tặng cước ngang với giá trị máy.

Theo số liệu thu thập được, trong 20 ngày đầu tháng 4, lượng hàng nhập khẩu của các nhãn hiệu nhỏ xấp xỉ 400.000 máy, chiếm 50% tổng máy nhập khẩu vào Việt Nam. Trong đó có những nhãn hiệu nhập với số lượng lớn như: ZTE – 87.000 máy, Huawei – 78.000 máy, Q-Mobile – 35.000 máy, Mobell – 25.000 máy, Malata – 17.000 máy, Xte – 15.000 máy, Cayon – 13.000 máy…

Hợp xu hướng

Ông Ngô Nguyên Kha, phó tổng giám đốc công ty P&T Mobile vừa công bố nhãn hiệu điện thoại riêng Mobistar nói: “Sản phẩm của các nhãn hiệu nhỏ có những ưu thế: giá rẻ, nhiều tính năng, hình thức chấp nhận được…, còn về chất lượng cũng đã được người tiêu dùng trong nước chấp nhận vì các nhà nhập khẩu và các chủ nhãn hiệu đã công khai danh tính của mình”. Cũng theo ông Kha, việc thị trường có nhiều hàng giá rẻ sẽ mở rộng phân khúc nhóm người tiêu dùng có thu nhập thấp được sử dụng điện thoại với nhiều chức năng hơn. Có thể dẫn chứng, một chiếc điện thoại hai SIM, hai sóng, nếu là hàng của hãng lớn không dưới hai triệu đồng nhưng hãng nhỏ chỉ có 800.000đ.

Năm năm trước, sự xuất hiện một vài nhãn hiệu nhỏ do trong nước và khu vực xây dựng không tạo nên dấu ấn với người dùng. Trong bốn tháng đầu năm, khách hàng mua sắm tập trung vào nhóm hàng giá rẻ, nhóm hàng nhãn hiệu nhỏ càng bán được hàng vì đây là nhóm sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng. Ông Nguyễn Quốc Bảo, giám đốc Thành Công Mobile nhận định: “Việc các nhãn hiệu nhỏ ngày càng “đông” trên thị trường cũng đã góp phần đẩy lùi những model “no-name” vì giữa hai nhóm hàng này không còn sự khác biệt về giá và tính năng công nghệ”.

Chưa có model nào “trị” được Nokia 1202 hoặc là Samsung S3600..., nhưng các nhà sản xuất lớn bắt đầu ngại.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật