Chĩa xe tăng vào Nga, NATO đang bên bờ vực chiến tranh?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Điều trước đây người ta lo ngại đến ngày 23.6.2015 đã trở thành hiện thực: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ xác nhận sẽ triển khai vũ khí hạng nặng tại hầu như tất cả các nước trong khối NATO có biên giới chung với Nga.
Chĩa xe tăng vào Nga, NATO đang bên bờ vực chiến tranh?
Mỹ sẵn sàng đưa vũ khí hạng nặng tới gần biên giới Nga
Trước đó, trong một thông báo được cho là nhằm đáp trả Hoa Kỳ nói riêng và NATO nói chung, sau khi thông tin về kế hoạch triển khai vũ khí của Mỹ được tiết lộ, Tổng thống Nga đã xác định rằng Mátxcơva sẽ bổ sung hơn 40 tên lửa hạt nhân liên lục địa vào kho vũ khí của mình ngay trong năm nay.
Những động thái nêu trên giữa hai đại cường đã lập tức gợi đến thời kỳ chiến tranh Lạnh Đông Tây trước những năm 1990, khi hai bên lúc nào cũng gờm nhau, hễ bên này điều binh, thì bên kia cũng khiển tướng.
Cụ thể là Hoa Kỳ sẽ triển khai thêm những loại vũ khí nào? Ở đâu? Mục đích gì ? Ngày 23.6.2015, khi ghe Tallinn, Thủ đô Estonia, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã loan báo khá chi tiết về quỵết định triển khai vũ khí nặng tại một số nước Đông và Trung Âu.
vũ khí nặng bố trí sát cạnh Nga
Đó là các nước Ba Lan, Bulgaria và Rumani, trước đây thuộc khối Hiệp ước Vácsava do Liên Xô (cũ) lãnh đạo, cùng với ba quốc gia Baltic trước đây là những nước Cộng hòa thuộc Liên Xô là Lítva, Látvia và Estonia. Về các phương tiện được triển khai, một bản thông báo chi tiết do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố xác định đó là 90 chiến xa hạng nặng Abrams, 140 xe thiết giáp Bradley, và 20 khẩu đại pháo tự hành.
Giải thích về quyết định của Mỹ, ông Ashton Carter khẳng định: "Chúng tôi không muốn làm dấy lên một cuộc chiến tranh lạnh với Nga, lại càng không muốn chiến tranh nóng. Chúng tôi chỉ sẽ bảo vệ các đồng minh của mình".
Ý nghĩa đối phó với Nga đã được tất cả các nhà quan sát ghi nhận vì đây là lần đầu tiên mà vũ khí hạng nặng của Mỹ được triển khai tại các nước sát cạnh Nga, trước đây thuộc Liên Xô hoặc nằm trong quỹ đạo của Liên Xô.
Ông Marcin Terlikowski, chuyên gia phân tích tại viện quan hệ Quốc tế Ba Lan nhận định: "Người Mỹ như vậy đã gửi một tín hiệu rõ ràng cho cả Nga lẫn các đồng minh của Hoa Kỳ và các cường quốc khác, để cho thấy rằng Hoa Kỳ vẫn là một cường quốc toàn cầu có khả năng ngăn chặn các mối đe dọa mà Nga đặt ra cho khu vực, chứ không phải là một cường quốc đang suy yếu".
Kế hoạch của Mỹ đã gây nên phản ứng dữ dội từ phía Nga. Một quan chức cao cấp Bộ Quốc phòng Nga đã cho rằng triển khai xe tăng và vũ khí nặng tại các quốc gia khối NATO nằm sát cạnh Nga là hành vi hiếu chiến nhất của Hoa Kỳ từ thời chiến tranh Lạnh đến nay.
Tuy nhiên quan trọng hơn cả là tuyên bố của chính Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16.6, đe dọa rằng Moscow sẽ tăng cường kho vũ khí hạt nhân và triển khai thêm 40 tên lửa liên lục địa mang đầu đầu đạn nguyên tử vào cuối năm nay.

Xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2SEP của Mỹ đồn trú ở châu Âu. Ảnh: Reuters

Tên lửa và radar hướng về phía Tây

Tuyên bố của ông Putin là một bước mới trong cuộc leo thang quân sự giữa Đông và Tây, một thế đối lập đặc thù của thời chiến tranh Lạnh.
Bên cạnh con số hơn 40 hỏa tiễn liên lục địa mà theo Tổng thống Nga, "có thể vượt qua được các hệ thống phòng thủ tinh vi nhất", Mátxcơva cũng loan báo việc khởi động các hệ thống radar có khả năng phát hiện mục tiêu ở rất xa, và các hệ thống này sẽ được hướng về phía Tây. Ngoài ra, các lực lượng vũ trang Nga cũng sẽ được trang bị loại xe tăng thế hệ mới mà ông Putin khoe rằng "không có loại bất kỳ tương đương nào trên thế giới". Tổng thống Nga còn hoan nghênh tiên tình "hoàn thiện" năng lực chiến đấu của lực lượng không quân và hạm đội Nga, đặc biệt nhắc lại sự kiện một loại tàu ngầm mới mang đầu đạn hạt nhân sẽ được đưa vào hoạt động trong năm nay.
Sự kiện Mỹ bố trí vũ khí nặng tại các quốc gia có biên giới chung với Nga, dĩ nhiên là điều mà Nga không thể chấp nhận được. Ngày 15.6, nhân cuộc hội đàm với đồng nhiệm Phần Lan, Tổng thống Nga Putin đã tố cáo: "Chính NATO tiến đến sát biên giới của chúng tôi chứ không phải là chúng tôi đi đến một nơi nào đó".
Mặt khác, Nga cho rằng họ không hề vi phạm các hiệp ước quốc tế về không phổ biến hạt nhân, mà đổ lỗi cho Mỹ là đã không tôn trọng chữ ký của mình khi triển khai tên lửa ở Ba Lan và Rumani .Putin đe dọa: "Chúng tôi sẽ hướng vũ khí của mình về phía các lãnh thổ là xuất phát điểm của những mối đe dọa".
Dù vậy, Tổng thống Nga cũng công nhận rằng các động thái của Mỹ và NATO chỉ là những "tín hiệu chính trị" gởi đến nước ông, qua đó thừa nhận rằng thông báo của Nga về việc triển khai các tên lửa cũng là tín hiệu chính trị gởi đến Hoa Kỳ.
Hỏa tiễn liên lục địa của Nga như vậy mang tính chất răn đe hơn là một hiểm họa thực sự, một yếu tố quen thuộc của thời chiến tranh Lạnh trước đây.
Câu hỏi đặt ra là phải chăng Châu Âu đang đứng bên bờ một cuộc chiến tranh lạnh mới với Nga
Nga và Mỹ đang cố "lên gân"
Trả lời phỏng vấn, ông André Filler, Giảng sư Đại học Paris 8 và viện Địa lý Chiến lược Pháp cho rằng chưa thể gọi các diễn biến đang xảy ra giữa Nga với Mỹ và NATO là dấu hiệu của một cuộc chiến tranh lạnh:
André Filler: "Đây không phải một diễn biến mới của một cuộc chiến tranh lạnh, mà chỉ đơn giản là một “màn" múa đôi hay đối đáp giữa nước Mỹ, đang chuẩn bị cuộc bầu cử Tổng thống (vào năm tới), và nước Nga đang càng lúc càng bị nghẹt thở trước cuộc khủng hoảng kinh tế, tình trạng suy thoái, và ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt của phương Tây (dù không phải lần nguyên nhân chính) nhưng cũng đã góp phần làm cho kinh tế Nga gặp nhiều khó khăn hơn.
Tóm lại, ta nên chờ đợi là cả hai phía đều có những hành động lên gân khá rầm rộ, và điều mà chúng ta đang chứng kiến xác nhận sự lên gân mang tính chất khoa trương đó của cả hai bên".
Theo chuyên gia Filler, thực lực hạt nhân của Nga vẫn còn là một điều đáng ngại, nhưng vấn đề thúc đẩy Nga lần tới trong việc thị uy chính là tham vọng của ông Putin, muốn thế giới phải công nhận Nga là một siêu cường, tương tự như Liên Xô vào thời chiến tranh Lạnh trước đây.
André Filler: "Nga vẫn có một kho vũ khí hạt nhân rất quan trọng. Tổng thống Putin đã tuyên bố sẽ tăng cường vào vũ khí này với 40 hỏa tiễn đạn đạo mới. Không nên quên là kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô đặt ở Belarus, Ukraine, đã được đưa về Nga là nước thừa kế Liên Xô. Nga hiện vẫn là một cường quốc hạt nhân.
Vấn đề là sự phô trương uy lực hiện nay nhằm chứng tỏ rằng Nga có một cường quốc toàn diện, trong mọi lãnh vực, chứ không chỉ đơn thuần là một cường quốc hạt nhân, và vũ khí hạt nhân chỉ là phương tiện để chứng thực, để tôn vinh cái quy chế cường quốc đó, một quy chế mà Tổng thống Putin rất ham muốn, cũng như những người sau ông, ví dụ như những tập đoàn quân sự công nghiệp".
Dù đang gặp khó khăn về mặt kinh tế, nhưng theo ông Filler, Nga vẫn còn khả năng để đương đầu với Phương Tây.
André Filler. "Rõ ràng là khác với Liên Xô trước đây, Nga hiện có một cách quản lý hợp lý hơn các nguồn tài nguyên năng lượng dầu khí của mình. Nhà nước Nga vẫn còn có dự trữ ngoại tệ trong tay. Không thể nói là Nhà nước Nga bị phá sản. Dĩ nhiên, đang xảy ra tình trạng suy thoái, đồng rúp Nga bị suy yếu, nhưng lại đang có xu hướng đi lên một chút. Đúng là Nga vẫn còn nhiều phương tiện để hỗ trợ cho mục tiêu của mình, điều mà Liên Xô đã không làm được trong thập niên 1980, và đó là mục tiêu đối đầu mang tính chất phô trương với Phương Tây".
Châu Âu muốn "thể hiện"
Trong bối cảnh cả hai bên NATO (tức là Mỹ) và Nga không có dấu hiệu nao núng, câu hỏi đặt ra là tình hình leo thang căng thẳng sẽ kéo dài bao lâu, và hai bên cho đến lúc nào thì có thể dừng. Trên vấn đề này, chuyên gia Filler phân tích:
André Filler: "Dẫu sao thì ai cũng biết là kho vũ khí hạt nhân của Nga, là lá chủ bài cuối cùng mà Tổng thống Nga Putin còn giữ trong tay áo của ông.
Nhưng cũng không nên quên sự tồn tại các thế lực ngầm có thể có bên trong hậu trường tại Nga. Ở Nga Khó có sự đồng thuận về giới hạn cuối cùng cuộc leo thang tranh chấp với Phương Tây.
Về phía Hoa Kỳ, vì đang đứng trước một cuộc chạy đua vào Nhà Trắng ngày càng rầm rộ hơn, nên cũng phải phô trương uy lực của của mình, trong vai trò cường quốc lãnh đạo hành tinh, dù đó là phía Dân chủ đang nắm quyền, hay là đối thủ thuộc cánh Cộng Hòa.
Tóm lại các hành động leo thang sẽ tiếp tục cho đến khi các đấu thủ thấy rằng đã đến điểm "không thể quay đầu trở lại", như đã thấy trong trường hợp cuộc khủng hoảng năm 1961 ở vùng Caribê".
Nhìn chung, cuộc đọ sức Đông- Tây đang diễn ra tập trung trên hai đấu thủ chủ chốt là Nga và Mỹ, một kịch bản chẳng khác gì thời chiến tranh Lạnh trước đây. Đối với chuyên gia Filler, Châu Âu lần này có dấu hiệu năng nổ hơn thay vì lệ thuộc hẳn vào Mỹ như thời trước
André Filler: "Châu Âu đang rất lo ngại, Châu Âu muốn có vai trò tích cực trong cục diện to lớn mới này. Theo tôi Châu Âu không muốn chỉ là một cái sân chơi giữa hai đại đấu thủ, mà muốn trở thành một tác nhân trong cuộc đọ sức mới đó.
Theo tôi, hiện nay có một sự tương hợp giữa NATO và các nước thành viên Châu Âu, nhất là một số nước Đông Âu hay thành viên của Liên Xô trước đây như các nước Baltic. Điều này cho phép Châu Âu tham gia trực tiếp vào cuộc đọ sức và nhất là bảo vệ quyền lợi của chính mình".
Tóm lại, sự kiện Moscow đe dọa tăng cường kho vũ khí nguyên tử và triển khai thêm hơn 40 tên lửa liên lục địa để chống lại việc Washington bố trí khai vũ khí hạng nặng sát nước Nga đã làm dấy lên quan ngại về nguy cơ chiến tranh Lạnh tái phát.

Tuy nhiên, nhận xét chung hiện nay là tình hình chưa đến mức đó. Vào hôm 24.6, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen đã giải thích là cục diện thế giới trước đây hoàn toàn khác, "với hai khối lớn đối đầu nhau". Còn ngày nay, theo bà, mọi thứ đều đan chéo vào nhau đến mức mà việc trở lại chiến tranh lạnh sẽ không thể xảy ra".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật