Mỹ đã cho phép hôn nhân đồng giới, còn Việt Nam?

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hôm qua tôi và hai người anh cãi nhau kịch liệt về chuyện luật Mỹ cho phép hôn nhân đồng giới. Ai trong chúng tôi cũng có nhiều bạn bè và đồng nghiệp là người đồng giới và có những trải nghiệm riêng sâu sắc về LGBT. Chúng tôi đều ủng hộ việc thừa nhận chung sống đồng giới. Nhưng khi nói đến đến hôn nhân thì tranh luận không có hồi kết.
Mỹ đã cho phép hôn nhân đồng giới, còn Việt Nam?
Ảnh minh họa

Phe lừng khừng nói ủng hộ cách làm của Quốc hội Việt Nam hiện nay, tức là thừa nhận việc chung sống đồng giới nhưng không thừa nhận hôn nhân đồng giới. Lý lẽ: 1. Có những hệ lụy pháp lý cho tới giờ vẫn chưa hình dung hết được. 2. Một trong những mục đích của hôn nhân là duy trì nòi giống, mà hai nam nhân xinh đẹp kết hôn thì làm sao sinh con được? 3. Xã hội này sẽ ra sao nếu toàn là người đồng giới?

Phe ủng hộ, trong đó có tôi, lý luận như sau:

1. Tỷ lệ người có thiên hướng tìn‌ּh dụ‌ּc đồng giới trong dân số cho tới nay-theo các khảo sát và nghiên cứu khoa học- theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới của Liên Hợp Quốc được xác định ở mức 3%. Nếu lấy tỷ lệ này áp dụng cho Việt Nam thì hiện nay cả nước có khoảng gần 3 triệu người đồn‌g tín‌h. Còn theo viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE), Việt Nam hiện đang có khoảng 1,6 triệu người đồn‌g tín‌h, song tính và chuyển giới ở độ tuổi 15-59. Cứ cho rằng cao nhất là toàn bộ 3 triệu người này đều kết hôn đồng giới thì cũng không hề thay đổi số người đồn‌g tín‌h trong cả nước Việt Nam, thế nên không thể có một xã hội toàn là người đồn‌g tín‌h được.

2. Sinh sản là một trong những mục đích của hôn nhân, nhưng ngay trong hôn nhân truyền thống (tức dị tính) cũng thiếu gì những cặp vợ chồng không có con (chủ động hoặc bị động)? Và nếu cặp đôi đồn‌g tín‌h muốn có con thì khoa học không thiếu gì cách hỗ trợ, như xin trứng, thụ thai trong ống nghiệm hoặc thuê mang bầu. Đã có những gương mặt đồn‌g tín‌h lừng danh trên thế giới chọn cách này và có đến vài ba đứa con xinh xắn, như ca sĩ Elton John, ca sĩ Ricky Martin... Ở Việt Nam cũng vậy, dù họ có thể làm thêm một đám cưới để đỡ bị xì xào. Không ít cặp đôi là gay với les thỏa thuận kết hôn để xã hội và gia đình bớt cớ kỳ thị, rồi sống vui vẻ với tình yêu thực sự của mình.

Tôi có không ít người bạn là gay sang Thái Lan thuê mang bầu rồi ôm con về nuôi, cơ cấu gia đình gồm cha-con và người giúp việc, thỉnh thoảng có ông bà nội. Khi năm bảy người cùng cảnh gặp nhau, họ biến thành những kẻ cuồng con thực sự: toàn bộ câu chuyện là về con, điện thoại đầy ảnh con chuyền tay nhau khoe muốn cháy máy.

Ồ, và đừng bao giờ, đừng bao giờ lo giùm con cái của những cặp đồn‌g tín‌h lớn lên sẽ bị lệch lạc vì không có cha hoặc mẹ chăm sóc. Tôi đã từng thấy rất nhiều người bạn là gay tràn trề tính nữ gấp mấy lần nữ chính cống, và les thì đàn ông, đường hoàng, che chở hơn một tỉ anh chồng dị tính chỉ biết tự hào ở mỗi đặc điểm giới tính của mình. Họ thực chất là người phụ nữ hoặc người đàn ông dưới cái vỏ không phù hợp, do đó nhu cầu khẳng định bản thể của họ thường vượt ngưỡng là đằng khác.

Vả lại, giáo dục trẻ là kiến thức chứ không hoàn toàn là thiên chức, vì vậy chỉ cần được hướng dẫn bài bản, tôi nghĩ việc dạy trẻ con trong những gia đình đồng giới sẽ không gặp quá nhiều khó khăn so với gia đình truyền thống.

Hàng ngàn bạn trẻ đã ký tên và tham gia nhảy Flashmob ủng hộ hôn nhân đồng giới trong sự kiện ’Thức tỉnh đón cầu vồng’ tại Nhà Văn hóa Lao động TP.HCM - Ảnh: Trung tâm ICS

3. Đồng giới là một xu hướng tìn‌ּh dụ‌ּc không thể phủ nhận, và thực tế ngày càng nhiều những cặp đồng giới công khai chung sống và làm đám cưới với nhau. Vậy tại sao Pháp Luật Việt Nam lại ngoảnh đi trước thực tế đó? Nếu nói những cặp đồn‌g tín‌h thay đổi bạ‌n tìn‌h liên tục, đời sống hôn nhân ngắn, sinh ra nhiều rắc rối về phân chia, thừa kế tài sản... cũng là võ đoán. Bởi những cặp hôn nhân dị giới cũng vô thiên lủng người nuôi cả tá phòng nhì bên ngoài hôn nhân chính thức và con rải khắp nơi, cũng có những cặp chưa giặt xong áo cưới đã ly hôn, và có những cặp mà quá trình phân chia tài sản khi ly hôn của họ khiến báo chí và Pháp Luật phải phân tích hết bài này đến bài khác.

Ơ kìa, đồn‌g tín‌h chỉ là xu hướng tính dục thôi mà? Nó đâu có thể làm thay đổi nhân cách của bất kỳ ai? Ai tốt thì vẫn tốt, ai xấu vẫn xấu, bất kỳ rắc rối nào của gia đình truyền thống cũng có thể xảy ra ở gia đình đồng giới. Vì đó là câu chuyện chung sống của hai con người, chứ có phải người đồng giới thì tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây rối xã hội hơn đâu!

Do đó, tôi cho rằng nhiệm vụ của những nhà làm luật là lường trước được càng nhiều càng tốt những hệ quả pháp lý có thể xảy ra trong mô hình gia đình, bất cứ là gia đình dị tính hay đồn‌g tín‌h và - ai biết đâu đấy - sau này còn có những "tính" khác nữa, để tìm ra cách giải quyết phù hợp với một xã hội ngày càng hiểu biết và nhân văn. Chứ không phải là rón rén cắt riêng phần đồn‌g tín‌h ra đặt trong một cái lồng kính và ngồi im thin thín hồi hộp ngắm nghía nó, xem nó mọc nhánh ra sao rồi lựa thế mà gọt tỉa.

Vừa cãi nhau với hai ông anh tôi vừa lan man nghĩ đến những người bạn đã từng thổ lộ sẽ tổ chức đám cưới trên một bờ biển nắng nhạt với rất nhiều hoa và âm nhạc, có hai người cùng mặc tuxedo công khai cam kết chung thủy với nhau. Tôi nhớ đến những người bạn phải chui vào phòng ngủ để mặc tuxedo chụp ảnh cùng nhau, giả vờ đang cưới...

Tôi tự hỏi, nếu được mời dự đám cưới của bạn thì tôi - một phụ nữ dị tính - sẽ nghĩ gì lúc đó?

Tôi sẽ không thấy kỳ lạ hay ghê tởm như một số người cứ cho rằng họ sẽ nghĩ vậy. Nhưng nhất định tôi sẽ thấy rằng, nếu đó là những người đàn ông đáng mơ ước thì tôi sẽ hận ông trời nỡ để họ lọt vào tay những người đàn ông khác mà không dành chút xíu phần nào cho phụ nữ cả. Hu hu, ức lắm. Chỉ vậy thôi!

Hoàng Xuân*

*Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một nhà báo tại TP.HCM.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật