Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn bị nghiêng?

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Rất ít người biết rằng cách đây hơn 120 năm, một số tạp chí đã đưa tin Vương cung thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn (người dân quen gọi là nhà thờ Đức Bà) – một biểu tượng của Sài Gòn - trong quá trình xây dựng thì phần móng đã chạm phải mạch nước ngầm khiến một phần nhà thờ này bị nghiêng nhẹ.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn bị nghiêng?
Ảnh minh họa

Thông tin trên nằm trong bài viết “Sài Gòn kỳ lạ - đường phố và đại lộ” của tác giả Pierre Barrelon, đăng trên Tạp chí Địa lý mạo hiểm Le tour du Monde xuất bản từ tháng 7 đến 12.1893. Pierre Barrelon cũng là tác giả của khá nhiều bài viết về Sài Gòn thời kỳ này.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn sẽ Trùng Tu sau 140 năm

//

Trong bài viết của mình, Pierre Barrelon cho biết tại thời điểm xây dựng nhà thờ Đức Bà vào tháng 10.1877, Sài Gòn lâm vào tình trạng thiếu nước ngọt khiến chính quyền lúc đó phải tìm nguồn nước cung cấp cho người dân. Thật tình cờ trong khi làm việc, công nhân tìm thấy một tầng nước nằm sâu dưới lòng đất gần khu vực nhà thờ. Cuối năm 1877, chính quyền xây dựng tháp nước đầu tiên ở địa điểm Hồ Con Rùa hiện nay. Nước được bơm về tháp nước này sau đó sẽ phân phối cho người dân thông qua mạng lưới đường ống ngầm.

Pierre Barrelon viết: "Đó là tầng chứa nước ngầm tuyệt vời mà bấy giờ nhiều thành phố ở Pháp cũng phải ghen tị. Dòng chảy của mạch nước ngầm này là vô tận cả trong mùa khô và mùa đông. Nước lúc nào cũng có ở đài phun nước công cộng và đường ống không bao giờ khô cạn".

Nhà thờ Đức Bà khi khánh thành vào năm 1880. Khi này trên hai tháp chuông của nhà thờ chưa có hai tháp hình bát giác như bây giờ - Ảnh tư liệu

Tuy nhiên, như Pierre Barrelon tiếp tục giải thích, sự phát hiện của tầng chứa nước ngầm này lại không được chào đón bởi đội ngũ đang xây dựng nhà thờ. Tầng nước ngầm này vô tình đã gây ra muôn vàn khó khăn cho việc thi công nhà thờ Đức Bà - một công trình xây dựng hạng nặng - khiến bên thi công phải đưa ra nhiều giải pháp khắc phục. Tuy vậy cuối cùng nhà thờ cũng được hoàn tất và được khánh thành ngày 11.4.1880 với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ lúc đó là Le Myre de Vilers.

Tháp nước được xây dựng cùng thời với nhà thờ Đức Bà. Vị trị của tháp nước hiện là Hồ Con Rùa - Ảnh tư liệu

Trong những năm tiếp theo, công trình tuyệt đẹp bằng gạch và đá này trở nên thân thiết với người Sài Gòn. Cho đến một ngày, một số cư dân phát hiện nhà thờ bắt đầu nghiêng qua một bên. Như lời  giải thích Pierre Barrelon, một trong những phần của nhà thờ bắt đầu chìm nhẹ xuống khiến hai tòa tháp nằm phía trước nhà thờ có chiều cao không đồng đều.

Việc xử lý sự cố nghiêng lún của nhà thờ được thực hiện gấp rút nhưng độ nghiêng của nhà thờ vẫn còn. Cuối cùng, một giải pháp được đưa ra là bổ sung hai ngọn tháp sắt với chi phí 66.500 franc trên hai tháp chuông phía trước nhà thờ.

Trong bài viết Ngọn tháp kim loại của Nhà thờ Sài Gòn của tác giả Albert Butin xuất bản tháng 5.1896 trên Tạp chí Le Génie civilmô tả chi tiết việc xây dựng hai ngọn tháp được giao cho Michelin. Công việc này được tiến hành vào ngày 26.12.1894. Hai ngọn tháp được gắn thêm vào cao 27 m, có hình bát giác (8 cạnh), trên đỉnh tháp có gắn cây thánh giá. Có bốn cửa sổ nằm xung quanh tháp để tạo sự thông thoáng cho phía trên tòa nhà.

Cũng theo tác giả Albert Butin, trong quá trình thi công ngọn tháp, một quyết định được đưa ra là tăng thêm một chút chiều cao của ngọn tháp phía tây (nằm bên phía công viên 30.4), làm cho nó cao hơn ngọn tháp phí đông (nằm bên phía tòa nhà Bưu điện Sài Gòn) nhằm khôi phục lại sự cân xứng của toàn bộ tòa nhà khi nhìn trực diện từ phía trước. Hai ngọn tháp đã được hoàn tất vào ngày 28.2.1895.

Hai tháp hình bát giác được xây dựng vào năm 1895 - Ảnh tư liệu

Hai tháp chuông hiện tại - Ảnh: Trung Hiếu

Tháp trên cùng có bốn cửa sổ để làm thông thoáng phần phía trên của nhà thờ - Ảnh: Trung Hiếu

Một số tạp chí viết về nhà thờ Đức Bà bị nghiêng khẳng định nếu đứng ở đầu đường Đồng Khởi nhìn chính diện, vuông góc với nhà thờ sẽ thấy sự khác biệt về chiều cao của hai tháp chuông khi chưa gắp thêm tháp hình bát giác. Theo đó, tháp chuông bên trái sẽ thấp hơn tháp chuông bên trái - Ảnh: Trung Hiếu

Dù việc khắc phục độ nghiêng của Nhà thờ Đức Bà đã hoàn tất nhưng nếu đứng ở đầu đường Catinat (thời Pháp) sau đổi thành đường Tự Do (trước năm 1975) và nay là đường Đồng Khởi, nhìn trực diện nhà thờ vẫn thấy  rõ ràng sự khác biệt về chiều cao giữa hai tháp.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật