Tạo dựng câu chuyện bằng hình ảnh

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một câu chuyện hay cần có các từ ngữ ’mượt’ cùng tách đoạn hợp lý. Những câu chuyện bằng hình ảnh cũng áp dụng bí quyết tương tự như vậy.
Tạo dựng câu chuyện bằng hình ảnh
Người phụ nữ với chiếc xe chở đầy cá đông lạnh.

Nếu bạn cho rằng, thu thập một vài bức ảnh và ghép chúng lại với nhau là có thể hình thành một câu chuyện bằng hình ảnh thì hãy nghĩ lại. Mới đây, đoàn Cnet Asia tham dự một cuộc hội thảo do Sony tổ chức ở Bali, Indonesia và mời nhiếp ảnh gia Abbas tới hướng dẫn cách chụp ảnh và liên kết chúng lại với nhau thành một câu chuyện.

Đoàn Cnet Asia có hai ngày chụp các bức ảnh về cuộc sống của người dân Bali, hướng ống kính không chỉ vào khung cảnh mà còn phản ánh cả văn hoá của họ. Họ tới cả những khu vực “vô danh” như một làng chài nhỏ và tham gia lễ hội tôn giáo được tổ chức 10 năm một lần trong một ngôi chùa. Cnet giới thiệu các bức ảnh đó cùng độc giả và những bí quyết mà nhiếp ảnh gia Abbas chia sẻ để tạo dựng một câu chuyện bằng hình ảnh như ý.

1. Cần có sự hứng thú

Theo nhiếp ảnh gia Abbas, để làm nên bất kỳ một câu chuyện bằng hình ảnh nào, bạn cần phải thực sự có hứng thú với chủ đề đã chọn. Đó có thể là một vấn đề xã hội mà bạn muốn giải quyết, hay chỉ đơn giản là một chủ đề mà bạn cảm thấy gần gũi. Nếu bạn đang nghĩ tới một trại nuôi voi ở Thái Lan, bạn sẽ cần phải tìm hiểu về địa điểm và cách thức tới đó. Xác định được chủ đề là hoàn thành một nửa công việc.

Người phụ nữ đang tạ ơn chúa vì tàu đánh cá trở về an toàn.


Thực hành: Kusamba là một làng chài nhỏ ở Đông Nam Bali. Trên ảnh là một người phụ nữ đang cảm tạ chúa vì tàu đánh cá quay trở về an toàn. Để cho người xem thấy được góc cảnh đẹp, Abbas đã chọn vị trí đứng sau người phụ nữ và chụp lại cả cảnh những người dân chài quay trở về. Bức ảnh được chụp bằng Sony Alpha DSLR-A900 với ống kính 50 mm, độ mở 1.4, độ nhạy sáng ISO 200, “lấy khẩu” 10, tốc độ màn chập là 1/160 giây.

2. Bắt được ánh sáng ban mai

Đoàn Cnet Asia thức dậy lúc 6 giờ sáng để tham gia thảo luận. Abbas muốn họ bắt được khoảnh khắc mà ông gọi là “giờ ma thuật”, khoảng thời gian khi ánh sáng ấm. Khi chiều đến, mặt trời lên cao và ánh nắng quá gắt.

Ánh sáng ban mai tạo nên bóng dài và đẹp.


Thực hành: Họ để ý một con chó đi về hướng người đàn ông ở trên bậc thang và tôi đã chụp lại khoảnh khắc khi nó nhìn sang bên. Ánh sáng ban mai tạo nên hình ảnh một chiếc bóng dài và đẹp. Bức ảnh chụp bằng Sony Alpha DSLR-A900 với ống kính 50 mm, độ mở 1.4, độ nhạy sáng ISO 200, “lấy khẩu” 6.3 và tốc độ màn chập 1/640 giây.

3. Cần phải ‘công bằng’

Abbas cho rằng nhiều người có xu hướng “thiên vị” đối với những vật hay những vấn đề mà họ cảm thấy gần gũi. Tuy nhiên, theo ông nhiếp ảnh gia phải là người “công bằng”. Nếu bạn nhìn thấy thứ gì không đúng theo khuôn mẫu của bạn thì bạn cũng cần ghi lại một cách chân thực.

Sự kết hopự giữa truyền thống và hiện đại.


Thực hành: Tại một ngôi chùa gần chợ Ubud, một người đàn ông Bali đang chơi đạo cụ giống như cây sáo để thu hút khách du lịch. Mặc dù không phải tất cả hòn đảo Bali đều thương mại hóa nhưng sự thật là doanh thu của đảo chủ yếu  từ ngành du lịch. Người chụp chọn cách đặt văn hóa truyền thống của đảo với cái nhìn hiện đại của toàn cầu hóa. Bức ảnh được chụp bằng Sony Alpha DSLR-A900 với ống kính 50mm độ mở 1.4 lens, độ nhạy sáng ISO 200, “lấy khẩu” 9 và tốc độ màn chập 1/60 giây.

4. Tập trung vào câu chuyện

Một sự kiện có thể có nhiều chi tiết cùng lúc nên bạn cần tập trung vào chủ đề của mình. Điều này rất quan trọng vì nếu không xác định được, bạn sẽ ở đâu đó chụp mấy bức ảnh không liên quan khi sự kiện quan trọng đang diễn ra.

Người đàn ông đang cầu nguyện ở đền Tirta Empul.


Thực hành: Tôn trọng chủ thể là rất quan trọng. Trong bức ảnh này, người chụp chọn vị trí đứng trước người đàn ông đang cầu nguyện ở ngôi đền Tirta Empul. Tuy nhiên, nếu như thế làm phiền đến sự thanh thản của người này, vì vậy, tôi chụp từ phía sau lưng với ánh sáng đổ từ phía trên.

5. Phá luật có chủ định

Các quy định về chụp ảnh cần phải được tuân thủ. Tuy nhiên, có những trường hợp bạn có thể phá luật. Nếu bạn muốn chủ thể của mình nổi bật, thì đặt nó vào trung tâm và làm đầy khung ảnh.

Chiến lợi phẩm của người dân chài.


Thực hành: Tại Kasamba, một người dân chài đang “ngắm nghía” chiến lợi phẩm của mình. Mặc dù con cá là chủ thể chính, mũ và áo của người đàn ông này tạo nên sự tương phản tốt, vì vậy người chụp đặt người đàn ông vào trung tâm của khung hình. Đây là ví dụ của việc trộn các quy định khác nhau trong nhiếp ảnh.

6. Chú ý những chi tiết nhỏ nhất

Để mắt tới từng chi tiết nhỏ diễn ra xung quanh. Thỉnh thoảng, những khoảnh khắc nhỏ có thể diễn tả nhiều hơn một cú bấm máy.

Cô bé với một chiếc dép.


Thực hành: Tirta Empul là một ngôi đền có hồ để rửa tội. Người chụp chú ý đến một cô bé chỉ đi một chiếc dép. Hướng sự chú ý của người xem tới đôi chân của cô bé bằng cách chụp ảnh với khoảng không gian rộng ở bên trái.

7. Kỹ năng bố cục

Abbas giải thích rằng bố cục của bức ảnh sẽ tạo ra nhiều ý nghĩa. Người chụp ảnh cần phải nhận ra ý nghĩa chính trong vòng một giây sau khi nhìn thấy hình ảnh và chụp ngay khoảnh khắc đó. Bằng cách đặt chủ thể vào các không gian khác nhau trong khung hình và cho thêm các yếu tố khác vào phía trước hoặc sau, bối cảnh có thể giữ nguyên nhưng ý nghĩa là khác nhau.

Đôi vợ chồng chuẩn bị đồ lễ.


Thực hành: Tôi đang nghỉ khi hai người này đi qua trước mặt. Họ thu hút được sự chú ý của tôi bởi bộ trang phục truyền thống. Người đàn ông mang theo đồ lễ gồm có hoa, hương và tiền lễ tới ngôi đền. Bức ảnh được chụp bởi máy Sony Alpha DSLR-A900 với ống kính 50mm, độ mở 1.4, độ nhạy sáng ISO 200, “lấy khẩu” 6.3 và tốc độ màn chập 1/320 giây.

8. Kết nối các bức ảnh

Khi chụp một loạt ảnh, bên cạnh việc bố cục, cũng cần chú ý đến cách kết nối hai bức ảnh với nhau. Một câu chuyện hay cần có những cú chuyển đoạn nhịp nhàng và kể chuyện bằng hình ảnh cũng vậy, giữa hai bức ảnh phải có sự liên quan với nhau.

Điểm nhấn của bức ảnh là hình xăm của người đàn ông.


Thực hành: Bức ảnh trên là sự kết nối với bức ảnh trước. Cùng là hai người ở ảnh trước nhưng bây giờ chúng ta có thể nhìn thấy những hình xăm trên cánh tay của người đàn ông. Khi người này chuẩn bị cầu nguyện, vợ của anh ta ngồi đợi một cách kiên nhẫn. Đây là sản phẩm của Sony Alpha DSLR-A900 với ống kính 50mm, độ mở 1.4, độ nhạy sáng ISO 200, “lấy khẩu” 6.3 và tốc độ màn chập 1/200 giây.

9. Biên tập và sắp xếp

Sau khi hoàn thành khâu chụp ảnh, bước tiếp theo là biên tập chúng. Biên tập một câu chuyện bằng hình ảnh không có nghĩa là chỉnh sửa màu sắc hay kích cỡ của ảnh. Điều quan trọng là quá trình chọn lọc những bức ảnh cần thiết cho câu chuyện. Bạn có thể chụp 500 bức ảnh nhưng chỉ cần 15 bức để hoàn thành câu chuyện.

Đối với Abbas, biên tập được làm bằng khả năng trực giác, với kinh nghiệm và cảm tính. Thông thường Abbas sẽ tham khảo ý kiến thứ hai chỉ khi cảm thấy có quá nhiều cảm xúc đặt vào chủ thể của bức ảnh. Nếu có thời gian, Abbas sẽ kéo giãn khoảng cách giữa lúc chụp và biên tập để đạt được sự khách quan nhất định.

Một bé gái thờ ơ đi qua những người cầu nguyện.

Thực hành: Một nhóm trẻ em đang chơi đùa dưới bàn thờ của ngôi đền Tirta Empul, một bé gái tiến tới một cách thờ ơ và nhập vào những người đang cầu nguyện khác. Bức ảnh được chụp bởi Sony Alpha DSLR-A900 với ống kính 50mm, độ mở 1.4, độ nhạy sáng ISO 200, “lấy khẩu” 8 và tốc độ màn chập 1/200 giây.

10. Sử dụng chú thích giúp người xem nắm được bối cảnh

Mặc dù chỉ riêng bức ảnh cũng nói lên nhiều điều nhưng một số hình nhất định vẫn cần chú thích để người xem hiểu đúng hướng. Tuy nhiên, Abbas khuyên chúng tôi không nên lạ‌m dụn‌g từ ngữ mà phải để không gian cho người xem tưởng tượng. Nếu bạn miêu tả toàn bộ khung cảnh thì người xem sẽ chẳng cần phải động não.

Thực hành: Tại chợ Kasamba, một người phụ nữ đang đẩy một chiếc xe bò chở đầy cá đông lạnh. Bức hình được chụp từ Sony Alpha DSLR-A900 với ống kính 50mm, độ mở 1.4, độ nhạy sáng ISO 200, “lấy khẩu” 5.6 và tốc độ màn chập 1/320.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật