Rong nho biển có thể gây hại!

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các nhà khoa học của Hội rất quan ngại về nhiều vấn đề liên quan đến đối tượng rong nho biển này như: Đây là một loài sinh vật ngoại lai được nhập nội. Việc tuân thủ các quy định gây nuôi các loài thực vật có nguồn gốc từ nước ngoài theo các Pháp lệnh về Giống cây, Pháp lệnh về Kiểm dịch thực vật.
Rong nho biển có thể gây hại!
Ảnh minh họa

LTS: Sau khi đọc bài "Thực phẩm từ rong nho biển", PGS.TS Nguyễn Đình Hòe (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) đã có ý kiến phản biện, chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Bài báo cho biết, các nhà khoa học của viện hải dương học Nha Trang vừa nuôi trồng thành công rong nho, còn gọi là nho biển, có thể dùng như một loại rau cao cấp. Rong nho có thể làm sạch môi trường nước bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và có thể xuất khẩu với giá thành cao.

Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu trên thế giới thì loài rong nho biển (còn được gọi là nho biển - Sea grapes, tên Latin là Caulerpa lentillifera, còn được gọi là trứng cá xanh - green caviar, ở Okinawa Nhật Bản còn được gọi là umi-budo). Đây là một loài tảo biển ăn được và khá ngon miệng, phát triển rất nhanh và có khả năng rất cao trong việc tích lũy kim loại nặng như đồng, chì, kẽm... chúng cũng phát triển cực thịnh trong các vũng vịnh bị ô nhiễm nitrit No2.

Vì thế nhiều nước đã dùng nho biển để làm sạch các thủy vực nước mặn hay lợ bị ô nhiễm do kim loại nặng hay chất hữu cơ. Các loài thủy sinh ăn phải nho biển chứa các chất độc này có thể bị chết làm nghề đánh bắt thủy sản bị thiệt hại nặng. Chất độc từ các loài thủy sản ăn nho biển sẽ được chuyển sang người nếu người ăn các loài thủy sản này. Ngoài ra, bản thân nho biển cũng tự tiết ra chất độc (có tên là alka-loid caulerrpin) để chống lại các loài ăn nho biển. Chất này cũng gây độc cho người. Nhiều nước coi nho biển là loài thực vật độc xâm nhập nguy hiểm. Mỹ đã liệt nho biển vào danh sách thực vật bị kiểm soát, riêng tiểu bang Califoria đã cấm đến 9 loài Caulerpa khác nhau.

Không rõ việc nhập giống nho biển vào nuôi trồng thương phẩm ở Khánh Hòa đã được cấp phép theo quy định của Pháp lệnh kiểm dịch thực vật chưa và ngành thủy sản có lường đến khả năng nhiễu loạn sinh thái do nho biển tạo ra không. Bởi vì việc lan tỏa nho biển ra môi trường là không thể kiểm soát được trên thực tế.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật