Phòng bệnh sốt xuất huyết trước mùa dịch

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thời tiết xuất những trận mưa là cơ hội thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi nảy nở, đẩy nguy cơ lây truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) thành mối lo ngại lớn cho sức khỏe cộng đồng. Để tránh những hậu quả nghiêm trọng về tính mạng con người, đặc biệt đối với trẻ nhỏ trước mùa dịch cần có biện pháp phòng chống hiệu quả.
Phòng bệnh sốt xuất huyết trước mùa dịch
bệnh nhân nhi đang điều trị bệnh sốt xuất huyết tại bệnh viện

Không nên chủ quan trước bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh lây qua trung gian muỗi vằn, do vi rút Dengue gây ra. bệnh nhẹ có thể tự khỏi nhưng nếu có biểu hiện nặng gây sốc dễ dẫn đến nguy cơ t‌ử von‌g. bệnh SXH gặp ở mọi lứa tuổi, trước kia thường gặp ở trẻ em nhưng hiện nay số người lớn mắc bệnh ngày càng nhiều.

Theo báo cáo của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, bệnh SXH, đến thời điểm tháng 4 vừa qua đã ghi nhận 3.757 ca, tăng 42% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, đây là số tăng từ đầu năm với đuôi dịch từ cuối năm 2014. Số ca mắc bệnh SXH bắt đầu giảm dần trong tháng 4 với 496 ca, giảm sâu so với 769 ca hồi tháng 3. Trong đó, ghi nhận có 8 quận - huyện giảm hơn 50%. Theo bác sĩ Nguyễn Trí Dũng – Giám đốc trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, bệnh SXH đang ở vào đáy của chu kỳ dịch diễn tiến hàng năm. Tuy nhiên, các cơ sở y tế vẫn không nên chủ quan trước dịch bệnh, bởi theo Cục Y tế dự phòng, năm 2015 là năm tình hình SXH trên thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, dịch bệnh này gia tăng ở nhiều quốc gia phát triển như Singapore, Nhật Bản, Malaysia…

Tại TPHCM, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế cho hay: “Trong vòng 5 năm qua, trên địa bàn TPHCM tồn tại 8 “điểm đen” dịch bệnh SXH tại các quận, huyện: Bình Chánh, Bình Tân, Hóc Môn, Tân Bình, Thủ Đức, Củ Chi, Tân Phú và quận 8. Số ca mắc SXH ở những nơi này chiếm tới 50% tổng số ca SXH trên toàn thành. Vì thế, Sở Y tế TPHCM đã tăng cường công tác tuyên truyền phòng bệnh đến người dân tại các điểm có nguy cơ bùng phát dịch bệnh từ đầu năm nhằm tránh xảy ra trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Cần hiểu rõ về bệnh sốt xuất huyết

Trước nguy cơ dịch bệnh SXH tăng mạnh, bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm - Thần Kinh (bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM), cho biết: “bệnh SXH chưa có vắc xin phòng ngừa và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Đa số bệnh nhân mắc SXH có thể theo dõi và điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, trường hợp nặng cần đến bệnh viện sớm”.

bệnh SXH thường khởi phát sau 3 - 6 ngày từ khi bị muỗi truyền vi rút. Triệu chứng ban đầu là c‌ơ th‌ể đột ngột sốt cao, kèm mệt mỏi, nhức đầu, đau hốc mắt, đau cơ, buồn nôn, nôn mửa. Ở trẻ em, có thể kèm đau họng và đau bụng. Ngày thứ 2 sau khi sốt sẽ xuất hiện chấm xuất huyết dưới da, trường hợp nặng có thể chảy máu mũi, đi cầu ra máu. Triệu chứng sốt sẽ giảm sau  3, 4 ngày nhưng điều quan trọng cần chú ý vì đa số lúc hạ sốt là lúc các biểu hiện nặng mới xuất hiện. Dấu hiệu gợi ý bệnh chuyển nặng thường kèm theo triệu chứng đau bụng và nôn ói nhiều, có trường hợp bệnh nhân bị sốc, tay chân lạnh, da nổi bông, mạch không bắt được. Sau khi hạ sốt, một số bệnh nhân có thể xuất hiện ban hồi phục gây đỏ da khắp người, ngứa, đôi khi làm người nhà lo lắng nhưng đây lại là dấu hiệu khỏi bệnh.

Theo bác sĩ Khanh, một yếu tố quan trọng trong phòng bệnh SXH mọi người cần biết là nếu không bị muỗi vằn chích thì không thể mắc bệnh được. Do đó quan trọng nhất là kiểm soát muỗi vằn truyền bệnh bằng cách giảm thiểu các khu vực có nước đọng, là nơi đẻ trứng của muỗi. Đậy kín các dụng cụ chứa nước, giảm tối đa các vật dụng có thể chứa nước như bình bông, bồn cầu trong các phòng trống không có người ở, hầm nước ở các chung cư. Khi có dịch cần đến phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng.Phát hiện trong nhà có muỗi nên tìm ngay muỗi từ đâu và diệt ổ lăng quăng và dẹp môi trường lăng quăng sinh sản. Đặc biệt là muỗi vằn hoạt động vào ban ngày nên biện pháp phòng tránh phải thực hiện cả ban ngày.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật