Vụ áp giải học sinh tại sân trường ở Đắc Lắc: Bất thường trên bản giám định pháp y

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bản kết luận pháp y của Trung tâm Pháp y Đắc Lắc cho rằng, ông Lê Phước Thọ bị chấn thương sọ não, liệt nửa người do TNGT. Kết luận này dựa vào hồ sơ bệnh án do bệnh viện cung cấp. Nhưng các bệnh viện đều kết luận nạn nhân có tiền sử đột quỵ và liệt nửa người chứ không phải chấn thương sọ não, không liên quan gì đến TNGT. Vậy kết luận pháp y - căn cứ khởi tố vụ án - có đảm bảo chính xác?
Vụ áp giải học sinh tại sân trường ở Đắc Lắc: Bất thường trên bản giám định pháp y
Đỗ Quang Thiện (giữa) được gia đình đến Trại tạm giam Công an tỉnh Đắc Lắc đón về. Ảnh: Đ.T.K

“nạn nhân” bị đột quỵ và liệt từ cách đây 1,5 năm

Ngày 17.9.2013, viện KSND TP.Buôn Ma Thuột có văn bản đề nghị BVĐK tỉnh Đắc Lắc “giải thích một số vấn đề có liên quan đến việc điều trị bệnh nhân Lê Phước Thọ”. Sau khi xem xét hồ sơ vụ án, quá trình điều trị, ý kiến của bác sĩ, BVĐK tỉnh đã có công văn 696/BVT- KHTH gửi viện kiểm sát. Theo đó, bệnh nhân vào viện là do đột quỵ liệt 1/2 người trái do xuất huyết não, nguyên nhân có thể do tăng huyết áp hoặc vỡ mạch máu não do dị dạng…

Đây là bệnh nội khoa không liên quan gì đến TNGT, có thể đột quỵ xuất hiện làm cho bệnh nhân té xe trùng với thời điểm va chạm khi đang lưu thông trên đường”. Cũng theo BVĐK Đắc Lắc, do chẩn đoán tổn thương nội sọ, theo dõi đột quỵ do xuất huyết não nên ông Thọ được điều trị tại Khoa Nội tổng hợp, trường hợp xuất huyết não do chấn thương sọ não mới điều trị tại Khoa Ngoại thần kinh.

Một chi tiết đắt giá, đó là ngày 24.5, PV báo Lao Động đã tìm được bệnh án của ông Lê Phước Thọ điều trị nội khoa tại BV Y học cổ truyền tỉnh Đắc Lắc từ ngày 2.10 - 11.10.2012 (cách thời điểm xảy ra vụ án hơn 1,5 năm). bệnh án ghi rõ: bệnh nhân bị liệt 1/2 người trái do tai biến mạch máu não/mất ngủ, bệnh phát do đang đi trên đường bị té ngã (không chấn thương).

Như vậy các BV đều kết luận ông Thọ không chấn thương sọ não, không phải do TNGT như kết luận của Trung tâm pháp y Đắc Lắc, mà bản kết luận pháp y lại căn cứ trên… hồ sơ do bệnh viện cung cấp. Nhưng ở đây, các cơ quan tố tụng đã không đề cập gì đến công văn 696/BVT- KHTH, dù đây là ý kiến do chính viện kiểm sát “trưng cầu” chứ không phải tự nhiên mà có.

Phải trưng cầu giám định cấp cao hơn

Trong quá trình xét xử sơ thẩm, TAND TP.Buôn Ma Thuột đã từng trả hồ sơ để điều tra bổ sung, yêu cầu giám định lại thương tích, nhằm xác định ông Thọ bị liệt 1/2 người bên trái là do đâu. Cơ quan điều tra đã trưng cầu giám định tại Phân viện Khoa học Hình Sự Bộ Công an tại TPHCM (Phân viện KHHS), nhưng ông Thọ và gia đình từ chối đi giám định lại.

Rõ ràng yêu cầu giám định lại - trong quyết định trả hồ sơ - chưa được đáp ứng, nhưng TAND TP.Buôn Ma Thuột vẫn chấp nhận, tuyên xử Thiện 6 tháng tù.

Đáng chú ý, thương tích của ông Lê Phước Thọ được Trung tâm pháp y Đắc Lắc giám định qua… hồ sơ. Chính Phân viện KHHS, khi được trưng cầu giám định lại, đã từ chối cách làm này. “Việc giám định tỉ lệ thương tật là đánh giá các di chứng để lại sau chấn thương, được khám và đánh giá trực tiếp trên đối tượng cần giám định, không giám định qua hồ sơ…” - trích nội dung công văn 2171/C54B của Phân viện KHHS). Nhưng sau đó, TAND TP.Buôn Ma Thuột lại cho rằng: “Có thể giám định trực tiếp đối tượng cần giám định, cũng có thể giám định qua hồ sơ bệnh án”.

Theo luật sư Tạ Quang Tòng - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Đắc Lắc, việc giám định tổn hại sức khỏe không thể thiếu việc hỏi, khám xét trực tiếp đối tượng cần giám định, trừ những trường hợp đặc biệt mới qua hồ sơ. Trong vụ án này, trung tâm pháp y đã không làm.

Giám đốc Trung tâm Pháp y Đắc Lắc từ chối trả lờiNgày 26.5, PV Lao Động đã đến Trung tâm Pháp y tỉnh Đắc Lắc nhưng ông Từ Công Hiển - Giám đốc, giám định viên Trung tâm - từ chối trả lời. Ông Hiển nói: “Tôi biết các anh đến hỏi cái gì rồi. Nhưng tôi đang bận rất nhiều việc, sức khỏe cũng không đảm bảo”. PV đề nghị sắp xếp hôm khác thì ông từ chối: “Tôi bận lắm, hơn nữa tôi không trả lời vấn đề này”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật