ĐB Trương Trọng Nghĩa: “Dân nghi ngờ có tiền là ‘trốn’ được tù”

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lâu nay dư luận vẫn hiểu và nghi ngờ có chuyện dùng tiền để tránh tù, mua án. Không phải cứ tăng phạt tiền là sẽ giảm bớt hình phạt tù…
ĐB Trương Trọng Nghĩa: “Dân nghi ngờ có tiền là ‘trốn’ được tù”
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa: Lâu nay dư luận vẫn hiểu và nghi ngờ cứ có tiền là sẽ “trốn” được tội tù, mua án

ĐB Trương Trọng Nghĩa (Đoàn đại biểu TP.Hồ Chí Minh) đưa ra quan điểm xoay quanh điểm sửa đổi tăng phạt tiền trong dự thảo Luật Hình Sự (sửa đổi) tại phiên thảo luận ở tổ chiều 26/5.

Không phải tăng phạt tiền là sẽ giảm tù

Thảo luận ở tổ chiều 26/5 về dự thảo Bộ luật Hình Sự (sửa đổi) các ĐBQH cho rằng, đây là bộ luật phổ quát nhiều vấn đề rộng, với nhiều nội dung sửa đổi tập trung vào các điều khoản giảm án t‌ử hìn‌h, bổ sung án Hình Sự với pháp nhân; mở rộng hình thức phạt tiền, cải tạo không giam giữ với một số tội danh…

Góp tham gia ý kiến về điểm mới tăng phạt tiền, giảm hình phạt tù trong dự thảo Luật lần này, ĐB Trương Trọng Nghĩa cho rằng, đây là điểm tiến bộ. Song, cũng dẫn tới hệ lụy, lâu nay dư luận vẫn hiểu và nghi ngờ cứ có tiền là sẽ “trốn” được tội tù, chạy án. “Không phải cứ tăng phạt tiền là sẽ giảm bớt hình phạt tù…”- ông nói và cho rằng, dự thảo Luật phải xác định rõ quan hệ tiền – tù để xử lý hợp lý.

“Không phải cứ chuyển tội qua phạt tiền là để giảm bớt hình phạt tù. Phải xác định khi nào là tội phạt tiền,khi nào phạt tù thì mới có hành xử phù hợp” – ĐB Nghĩa nhấn mạnh.

Đồng ý việc mở rộng hình phạt tiền, nhưng ĐB Đỗ Văn Đương (Đoàn đại biểu TP.Hồ Chí Minh) cũng lưu ý, với tội danh cố ý chiếm đoạt như lạ‌m dụn‌g tín nhiệm, tội lừa đảo, trộm cắp… thì không thể phạt tiền được.

“Bản thân họ không còn tiền khắc phục hậu quả thì lấy đâu tiền mà phạt? Những đối tượng này cho đi tù phải quản chặt, phạt tiền là chạy mất”- ông nói.

Còn với tội trộm cắp, Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, đây là tội phạm truyền thống, gây hoang mang dư luận. Nếu tội trộm cắp mà phạt tiền thì cứ đi trộm về có tiền lại nộp phạt. Pháp Luật Hình Sự quy định thế này sẽ tạo điều kiện cho các đối tượng gây rối, làm mất trật tự xã hội”- ĐB Đương thở dài.

“Chính sách Hình Sự nhu mì ví tựa như mặt nước hiền dịu, thì sẽ làm nhiều người chết vì nước. Phải cứng rắn như lửa đỏ để cho kẻ phạm tội sờn lòng và những người khác không lăm le bên bờ tội lỗi, gây hại cho xã hội”- ĐB Đương ví von.

Phó chánh án Tòa án nhân dân TP.Hồ Chí Minh, ĐB Huỳnh Ngọc Ánh thì quả quyết, riêng với tội tham nhũng không thể lấy hình thức phạt tiền để giảm nhẹ tội. Bởi theo ông, trong trường hợp này phạt tiền đồng nghĩa phi Hình Sự hóa, làm giảm nhẹ tội phạm là không đúng.

Nói về tham nhũng, ĐB Đương cũng tán thành bỏ “thời hiệu truy cứu trách nhiệm Hình Sự với tội tham nhũng”. Bởi theo ông, truy cứu trách nhiệm Hình Sự phải tới tận cùng, không phải sau một vài năm là vô can. “Râu ông dù có dài tới rốn, nhưng tóm được thì vẫn phải đưa ra tòa” – ông nhấn mạnh.

Giảm t‌ử hìn‌h nhưng phải răn đe

Với 7 tội danh được loại bỏ khỏi danh sách tội phạm t‌ử hìn‌h quy định trong dự thảo luật, ĐB Nguyễn Công Hồng (Đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai) không tán thành loại bỏ 3 tội danh tội phá hoại hòa bình, tội phạm chiến tranh, tội chống lại loài người… ra khỏi danh mục. Theo ông, 3 tội danh này luật pháp quốc tế cũng coi là những tội nghiêm trọng nhất, dù xưa nay 3 loại tội này chưa bao giờ áp dụng xét xử, nhưng không có nghĩa là không cần thiết và loại bỏ. “Chừng nào còn duy trì án t‌ử hìn‌h thì còn nên duy trì t‌ử hìn‌h với 3 loại tội danh này”- ĐB Hồng nói.

Tán thành xu hướng chung là giảm tội tử hình, song ĐB Trần Du Lịch cho rằng, trong điều kiện hiện nay luật phải đảm bảo được tính răn đe. “Nếu là tội danh làm hàng gian, hàng giả, độc hại thì không thể chấp nhận được, phải răn đe tối đa. Luật phải xét xử từ động cơ thì mới ngăn ngừa được tội phạm” – ông bình luận.

ĐB Lê Minh Thông (Đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa) – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật cũng nhất trí việc giảm tội t‌ử hìn‌h. Ủng hộ quy định tại dự thảo, nếu khắc phục được hậu quả thì giảm án từ t‌ử hìn‌h xuống chung thân, ông Thông cho rằng, tham nhũng cuối cùng cũng chỉ vì tiền. Nếu khắc phục hậu quả, tích cực phối hợp đấu tranh chống tham nhũng thì có thể giảm t‌ử hìn‌h xuống chung thân. Như vậy có cơ hội thu hồi tài sản tham nhũng.

“Nhưng khắc phục hậu quả mức độ nào, khắc phục ra sao thì phải định vị rõ nếu không sẽ dẫn đến tùy tiện. Tôi cho rằng vẫn nên tạo cơ hội cho họ cải tạo để giảm án, quan trọng là quy định các điệu kiện giảm án chặt chẽ, ngặt nghèo hơn”- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật bình luận.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật