Y tế biển, đảo: Còn nhiều thiếu thốn

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thiếu bác sĩ chuyên khoa, thiếu thiết bị y tế… là thực trạng tại nhiều trung tâm y tế trên các đảo. Khiến công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân vùng biển đảo gặp nhiều khó khăn…
Y tế biển, đảo: Còn nhiều thiếu thốn
Ảnh minh họa

Đề án 317 thay đổi căn bản bộ mặt y tế biển, đảo.

Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án "Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020" (Đề án 317) với mục tiêu chung bảo đảm người dân sinh sống và làm việc tại các vùng biển được tiếp cận sử dụng các dịch vụ y tế tốt nhất, khám chữa bệnh và nâng cao sức khỏe, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

Sau hai năm triển khai đề án, đề án đã thay đổi căn bản bộ mặt y tế biển, đảo. Các cấp ủy đảng chính quyền địa phương và các bộ, ngành đã quan tâm công tác phát triển y yế biển, đảo. Sự phối hợp giữa các đơn vị, địa phương ngày càng chặt chẽ, người dân trên các xã đảo, huyện đảo được hưởng thụ chính sách ưu đãi về bảo hiểm y tế.

Các cơ sở khám chữa bệnh trên các xã đảo, huyện đảo và ven bờ từng bước được cải thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế giúp người dân có cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng hơn.

Đặc biệt, sự phối hợp giữa ngành y tế và lực lượng quân y ngày càng trở nên hiệu quả trên các lĩnh vực, nhất là trên biển và các đảo xa bờ, thật sự trở thành chỗ dựa cho ngư dân khi ra khơi, khi biển động.

Tuy vẫn còn nhiều việc cần làm để đề án là một chiến lược tốt, gắn kết bảo vệ chủ quyền biển, đảo với chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình, nhiệm vụ mới.

Huyện đảo có tỉ lệ bác sĩ trên số dân đứng đầu cả nước… nhưng vẫn thiếu?

Trung tâm y tế huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) có khoảng 20 giường bệnh chia đều tại 5 phòng bệnh chính. Đội ngũ y, bác sĩ được đào tạo, có chuyên môn, gồm 12 bác sĩ và 18 y tá. Đảm bảo chữa trị các bệnh cho nhân dân trên đảo các bệnh như viêm thanh quản, viêm phổi, viêm amidam, các bệnh truyền nhiễm. Có một xe cứu thương chuyên dụng luôn thường trực 24/24 giờ.

Trung tâm có thể thực hiện được các xét nghiệm như xét nghiệm máu, nội soi cuống họng. Những ca cấp cứu nặng như mổ ruột thừa, chửa ngoài tử cung...

Huyện đảo Cô Tô có số bác sĩ trên số dân đứng đầu cả nước với tỉ lệ 6 bác sĩ chuyên khoa trên 6000 dân, tuy nhiên còn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác khám, chữa bệnh cho người dân trên đảo cũng như du khách tới đây.

Bác sĩ  Hoàng Nguyễn Thanh chia sẻ: “Trong những năm qua trung tâm y tế được sự quan tâm, đầu tư rất nhiều về trang thiết bị y tế, cơ số thuốc phục vụ khám chữa bệnh. Nhưng công tác khám chữa bệnh trên đảo còn gặp rất nhiều khó khăn các thiết bị để thực hiện xét nghiệm phức tạp hầu như là chưa có, các ca bệnh nặng được đưa tới trung tâm nhưng không có thiết bị để cứu chữa buộc phải chuyển vào trong đất liền”.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Thanh.

Đây cũng là băn khoăn của người dân trên đảo, chị Hương cho biết: “Hiện tại nhân dân trên đảo rất vui mừng khi được chăm sóc sức khỏe tại trung tâm y tế huyện được đầu tư to đẹp, khang trang. Nhưng điều mà nhân dân lo lắng nhất là ở trung tâm vẫn còn thiếu các thiết bị cấp cứu hiện đại, hầu hết các ca bệnh khó đều phải chuyển vào đất liền, đi lại rất khó khăn”.

Ông Hoàng Bá Nam - Bí thư kiêm Chủ tịch UBND Huyện đảo Cô Tô bày tỏ sự quan tâm đặc biệt với vấn đề y tế trên đảo: “dịch vụ y tế, đầu tư trang thiết bị, nâng cao trình độ đội ngũ y, bác sĩ, và đặc biệt là khắc phục những khó khăn để có thể phục vụ tốt toàn bộ nhu cầu khám chữa bệnh chữa bệnh của cư dân trên đảo và du khách”.

Cũng theo ông, vấn đề quan trọng nhất cần phải giải quyết ngay đó là việc đào tạo cán bộ, y bác sĩ có đủ năng lực và trình độ. Cần phải có cơ chế để khuyến khích đào tạo cán bộ, thu hút đội ngũ cán bộ tình nguyện ra phục vụ đảo.

Hy vọng trong thời gian tới ngọn lửa nhiệt huyết của các y, bác sĩ nơi đất đảo sẽ vẫn được giữ vững, Công tác Y tế trên đảo sẽ vững mạnh hơn, là nguồn động lực không nhỏ để thúc đẩy du lịch, giáo dục, đặc biệt là an ninh - quốc phòng vững mạnh đối với huyện đảo Cô Tô.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật