Điều gì khiến chứng khoán Mỹ mất trắng 136 tỉ USD chỉ vì một status trên mạng xã hội

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vào năm 2013, thị trường lao dốc mạnh sau khi khi một hacker đã xâm nhập vào trang Twitter của tờ báo as‌sociated Press (AP) để đăng một Tweet vỏn vẹn 60 ký tự về việc có nổ lớn ở Nhà Trắng và Tổng thống Barack Obama bị thương.
Điều gì khiến chứng khoán Mỹ mất trắng 136 tỉ USD chỉ vì một status trên mạng xã hội
Ảnh minh họa

AP đã nhanh chóng khẳng định tài khoản của hãng tin đã bị hacker tấn công và thông tin trên Twitter là hàng “dỏm”. Ngay lập tức, tài khoản đạt chóng vánh 2 triệu lượt theo dõi và đã bị khóa sau đó, nhưng thông tin ngay lập túc lan tràn trên mọi hang cùng ngõ hẻm của thế giới internet.

Điều đáng nói là chỉ một status giả mạo đã khiến cho thị trường tài chính Mỹ sụp đổ và đánh mất 136 tỉ USD chỉ trong vỏn vẹn vài phút. Vậy chuyện gì đã xảy ra đối với thị trường tài chính vào lúc đó, khiến cho số tiền khổng lồ 136 tỉ USD bỗng dưng biến mất?

Đó là ngày 23 tháng 4, trang Twitter của tờ báo khá nổi tiếng as‌sociated Press đăng tải đoạn tweet “Breaking: Two explosions in the White House and Barack Obama is injured” (Tin chấn động, đã xảy ra 2 vụ nổ tại Nhà Trắng và tổng thống Obama đang bị thương).

Mặc dù đây chỉ là thông tin giả được đăng tải bởi một nhóm các hacker của quân đội Syria, nhưng ngay sau đó nó đã được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng internet với hơn 5.000 lượt tweet chỉ trong vòng 5 phút.

Vậy tại sao thị trường tài chính lại sụp đổ vì status đó? Câu trả lời chính là các thuật toán được sử dụng trong giao dịch chứng khoán, nó là công cụ để các nhà đầu tư nhanh chóng tìm kiếm trên internet những thông tin tốt và xấu liên quan đến một công ty nào đó. Từ đó, các thuật toán này tự động đưa ra lệnh bán hoặc mua các cổ phiểu tùy vào tình hình.

Những cỗ máy giao dịch tự động này thực hiện hàng ngàn giao dịch mỗi giây mà không cần đến sự can thiệp của con người. Nhờ đó mà các nhà đầu tư có lợi thế khi nắm bắt được thông tin và đưa ra quyết định nhanh nhất.

Nhưng lần này nó đã trở thành con dao hai lưỡi và khiến các nhà đầu tư đánh mất những khoản tiền khổng lồ trong khi họ không hề hay biết. Sau khi thông tin giả mạo ở trên được đăng tải, các cỗ máy này tự động lấy thông tin đó và với một tin tức tồi tệ như vậy có thể làm giảm giá trị các cổ phiếu của nhà đầu tư. Do đó nó quyết định phải bán hết các cổ phiếu đang nắm giữ.

Một lượng cổ phiếu khổng lồ được bán ra, khiến chi thị trường tài chính tại Mỹ bị giảm điểm một cách thê thảm. Theo thống kê thì nó đã tự đánh mất 136 tỉ USD chỉ trong vài phút, khi mà con người chưa kịp can thiệp vào. Mặc dù sau khi thông tin giả mạo bị phát hiện, thị trường đã được điều chỉnh lại nhưng thiệt hại mà sự cố này gây ra là quá lớn và khó có thể bù đắp.

Nhà nghiên cứu Tero Karppi đến từ trường đại học Buffalo cảnh báo việc sử dụng các thông tin trên truyền thông có thể là con dao hai lưỡi. Ông cho biết “Mạng xã hội và internet vẫn là một lĩnh vực còn mới trong việc sử dụng thông tin nghiên cứu thị trường tài chính. Nó có ưu điểm là đưa thông tin một cách nhanh chóng nhưng độ chính xác chưa chắc đã được đảm bảo. Khi các hệ thống giao dịch tự động phân tích các thông tin trên Twitter hay Facebook và đưa ra quyết định nhanh hơn cả sự phản ứng của con người, chúng ta sẽ không thể biết được chuyện gì sẽ xảy ra”.

Nó cũng cho thấy rằng việc tin tưởng vào các cỗ máy, các thuật toán tự động và trong tương lai là các trí tuệ nhân tạo AI có thể gây ra những hậu quả không thể lường trước đước. Có thể máy móc thu thập thông tin và đưa ra quyết định một cách rất nhanh chóng, tạo ra lợi thế nhất định. Nhưng chúng thiếu đi sự phán đoán vô cùng quan trọng của một nhà đầu tư có kinh nhiệm. Do đó, máy móc sẽ vẫn mãi là công cụ giúp đỡ con người, chứ không thể hoàn toàn thay thế con người.


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật