Công nhận cây xoài 300 năm là cây di sản Việt Nam

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 20.5, cây xoài cổ thụ có niên đại 300 năm, cao 15m, che bóng mát tới 300m2, nằm trong khu nghĩa địa Thọ Sơn, do ban trị sự miếu Huỳnh Thiên Thượng Đế (TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) được công nhận là “Cây di sản Việt Nam“.
Công nhận cây xoài 300 năm là cây di sản Việt Nam
cây xoài cổ thụ có niên đại 300 năm

Cây có chiều cao 15m, đường kính 1,92m, chu vi thân cây tại độ cao 1,3m là 6,05m, có đặc điểm hình thái bạnh vè, chu vi bạnh vè đạt 6,3m, gốc to khoảng 5 - 6 người ôm, tán tỏa bóng mát rộng đến 300m2. Dựa vào lịch sử vùng đất Bạc Liêu, tính đến năm 2015, cây xoài cổ thụ có tuổi thọ khoảng 335 năm. Đây là cây xoài cổ thụ có tuổi thọ lớn nhất tại Bạc Liêu, được chăm sóc, bảo tồn phục vụ du lịch tham quan, nghiên cứu.

Nhiều người dân sinh sống gần cây xoài cho biết, cây xoài có từ trước khi người Hoa lánh nạn nhà Thanh đến đây sinh sống. Khu vực này nước mặn quanh năm, nhưng dưới gốc xoài lại có mạch nước ngầm, giúp thân cây phát triển tươi tốt. Cư dân trong vùng đào hố lấy nước ngọt sử dụng. Vào thời đó, xung quanh cây xoài là rừng rậm, có một con cọp thường xuất hiện, được người dân gọi là thần Hổ. Sau này, cọp không còn nhưng cứ đến ngày 28.7 âm lịch hàng năm, mọi người luộc đầu heo mang đến dưới gốc xoài để cúng thần Hổ. “Trước đây có lúc tưởng chừng cây xoài sẽ chết do ảnh hưởng của môi trường nhưng may nhờ được ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu phát hiện và cứu chữa kịp thời nên hiện cây xoài vẫn rất xanh tốt. Cây có đặc điểm, mỗi mùa ra trái, cây xoài chỉ có trái ở một bên cây; qua mùa khác lại ra trái ở phần cành khác; tuy cây to nhưng trái xoài chỉ nhỏ bằng quả cóc, dính với nhau thành từng chùm, chứ không riêng lẻ nên bà con trong vùng gọi là xoài cóc”, chị Hương - người dân ấp Biển Tây B, kể.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật