Giải mã 5,6 tỷ USD tiền phạt của 6 đại gia ngân hàng thế giới

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một thỏa thuận trị giá 5,6 tỷ USD đã được 6 ngân hàng lớn trên thế giới đồng ý chi trả sau khi bị các công tố viên Mỹ cáo buộc liên quan đến gian lận ngoại hối. Tại sao những ngân hàng này lại phải chi một khoản tiền lớn đến như vậy cho ngành tư pháp Mỹ?
Giải mã 5,6 tỷ USD tiền phạt của 6 đại gia ngân hàng thế giới
Ảnh minh họa

Trên thị trường tài chính, một tỷ giá hối đoái chuẩn là điều cần thiết trong giao dịch thường ngày. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đang gặp khó khi phần lớn các giao dịch được thực hiện thông qua một hệ thống quản lý bởi các ngân hàng với những quy định lỏng lẻo. Không hề có một sàn giao dịch trung tâm nào qua đó thực hiện việc thu thập và trao đổi thông tin cũng như công bố số liệu và giá trị các khoản hối đoái.

Các đại lý ngân hàng thu thập và giữ độc quyền những số liệu trên. Điều này khiến các nhà đầu tư ngoài ngân hàng gặp khó khi muốn biết “tình hình hiện tại của thị trường” khi họ muốn giao dịch. Khi khách hàng hỏi ngân hàng về giá thị trường, họ có thể nhận được những số liệu khác nhau. Sự khác biệt này cũng tùy thuộc vào “loại khách hàng,” liệu họ có phải “mối làm ăn lớn” với ngân hàng hoặc thường có giao dịch lớn hay không.

Một số ngân hàng tự điều chỉnh tỷ giá hối đoái của mình. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng hiện nay sử dụng thông số của WM/Reuters (WMR) vào lúc 4h chiều theo giờ GMT để thay đổi tỷ giá. Mặc dù vậy, sự điều chỉnh này không hoàn toàn chính xác. Nếu tỷ giá thực trên thị trường thay đổi so với tỷ giá hối đoái (vào một khoảng thời gian trong ngày) của ngân hàng, nhà đầu tư có thể sẽ bị thiệt hại lớn.

Đối với những công ty và nhà đầu tư nhỏ, họ có thể chọn giao dịch tại một tỷ lệ hối đoái cố định, mặc dù tỷ lệ này có thể không phải là tốt nhất. Tuy nhiên, với những tập đoàn và quỹ đầu tư lớn, có nhiều giao dịch với giá trị không hề nhỏ trong ngày, họ buộc phải để ngân hàng làm nhiệm vụ hối đoái.

Tình trạng bất cập này không chỉ có trong các giao dịch tiền tệ. Một số nhà quản lý quỹ sử dụng tỷ giá hối đoái của ngân hàng để định giá thị trường những cổ phiếu của họ ở nước ngoài.

Các ngân hàng đã gian lận như thế nào?

Trên một thị trường có giá trị giao dịch 5 nghìn tỷ USD/ngày, việc thực hiện gian lận có vẻ khó khăn, nhưng hoàn toàn khả thi. Cũng tương tự như các thị trường dịch khác, bên môi giới - ở đây là ngân hàng - hưởng lợi từ sự chênh lệch giữa 2 tỷ giá hối đoái.

Thông thường, các ngân hàng đảm bảo với khách hàng rằng họ sẽ được chuyển đổi theo tỷ giá bình quân trên thị trường. Sau đó, ngân hàng sẽ nhận được các “lệnh” từ khách hàng nửa giờ, hoặc ít nhất là sớm hơn, trước khi tỷ giá thay đổi. Do nắm được số lượng đặt “lệnh”, họ có thể biết rõ cần mua hay bán bao nhiêu ngoại/nội tệ để có thể thu lợi, thậm chí kiểm soát, trước khi tỷ giá thay đổi.

Nếu ngân hàng nhận thấy tỷ giá hối đoái không có lợi cho họ, các nhân viên giao dịch sẽ thực hiện giao dịch ngay trước khi tỷ giá thay đổi nhằm đảm bảo lợi ích cho mình. Để thực hiện được điều này không hề dễ dàng. Nếu thực hiện quá sớm, các ngân hàng sẽ gặp rủi ro cao do chưa xác định rõ được số lượng đặt “lệnh” của khách hàng. Nếu thực hiện quá chậm, họ sẽ không đủ thời gian thao tác khi tỷ giá thay đổi.

Việc ngân hàng giao dịch trong khoảng thời gian ngay trước khi tỷ giá hối đoái thay đổi là nguyên nhân khiến các công tố viên Mỹ cáo buộc hành vi thao túng giá đối với 6 ngân hàng, gồm Bank of America, UBS, RBS, JPMorgan, Citigroup và Barclays. Đây là kết quả của một cuộc điều tra thời gian dài đối với thị trường ngoại hối toàn cầu.

Phản ứng từ chính quyền

Cả 6 ngân hàng quốc tế bị cáo buộc gian lận, trao đổi thông tin về số lượng "lệnh" giao dịch, đã đồng ý trả hơn 5,6 tỷ USD để giải quyết vấn đề. Trước đó, cả Mỹ, Anh và Thụy Sĩ vào tháng 11/2014 đã phạt 4,3 tỷ USD đối với các ngân hàng liên quan đến hành vi gian lận trên thị trường ngoại hối.

Ủy ban Bình ổn Tài chính (FSB), được thành lập bởi nhóm các nước phát triển G7 và chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tài chính thế giới, đã đề xuất sửa đổi WMR lúc 4h chiều GMT. Trong đó, FSB đề nghị những cải cách nhằm ngăn chặn việc tạo ảnh hưởng từ các ngân hàng. Tổ chức này cũng kêu gọi các nhà quản lý tài sản theo dõi chặt chẽ và kiểm soát gắt gao hơn nữa đối với việc thực hiện giao dịch hối đoái của các ngân hàng. Ngoài ra, FSB cũng đang phát triển một hệ thống giám sát tỷ giá hối đoái chặt chẽ hơn nữa trên thị trường tài chính toàn cầu.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật