Top 10 loại động vật có khả năng “tàng hình” cực đỉnh

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong thiên nhiên hoang dã đầy bí ẩn, chứa đựng vô vàn những hiểm nguy rình rập các loài động vật phải tìm cách bảo vệ cho riêng mình, trong đó phải kể đến cách ngụy trang đến độ chúng ta phải gọi nó là nghệ thuật “tàng hình“. Bởi nếu không quan sát kĩ chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một chiếc lá cây hay một cành củi khô mà không biết rằng các loài động vật đang ẩn mình trong đó.
Top 10 loại động vật có khả năng “tàng hình” cực đỉnh
Ảnh minh họa

1 Sâu bướm Nam tước

Sâu bướm Nam tước có nguồn gốc ở Ấn Độ và các nước vùng Đông Nam Á.  Khi mới nở, chúng chỉ dài khoảng 4mm với nhiều gai nhỏ xung quanh mình và có thể đạt tới 45mm khi trưởng thành. Nhờ sự tương đồng đến khó tin giữa màu của lá cây và sâu bướm mà loài động vật này gần như trở nên “tàng hình” khi ngụy trang. Việc ngụy trang này giúp cho chúng có thể lẩn tránh kẻ thù cho đến khi hoàn toàn trưởng thành.

2 Tắc kè Cnemaspis neangthyi

Loài tắc kè này được mệnh danh “siêu ngụy trang” đã được các nhà khoa học phát hiện ẩn náu tại những vùng đồi thấp dưới chân dãy núi Cardamom, Campuchia. Tắc kè Cnemaspis neangthyi có màu lục vàng, trên c‌ơ th‌ể có những vết màu sáng với một đốm đen nằm ngay trung tâm mỗi vết, ngoài ra cái đầu phẳng, rộng của loài tắc kè này giúp nó ngụy trang khéo léo vào bề mặt đá và thân cây. Hiện có 75 loài tắc kè Cnemaspis được biết đến, trong đó 30 loài được khám phá tại Đông Nam Á và chỉ có một loài khác sống tại Campuchia

3 Loài Sát sành Tettigonidae.

Đây là một ví dụ minh chứng rất điển hình về khả năng ngụy trang của động vật hoang dã trong cuộc đấu tranh sinh tồn và duy trì nòi giống. Nếu người xem nhìn thẳng vào tấm ảnh này sẽ rất khó để nhận ra một loài côn trùng thuộc họ sát sành Tettigonidae hay chỉ là một thân cây mục nát vì năm tháng ở vườn quốc gia Bù Gia Mập. Loài côn trùng này có khả năng ngụy trang tốt đến mức hầu hết các loài kẻ thù của nó không thể phát hiện ra nên nó có cơ hội trốn thoát.

 

4: Bọ ngựa trắng

lợi dụng những bông hoa màu trắng toả hương để dẫn dụ các loài côn trùng đến hút mật và thụ phấn, loài Bọ ngựa trắng thuộc họ Mantidae cũng biết cách "nở hoa" theo mùa để tìm kiếm thức ăn. Kẻ săn mồi này không phải nhọc công di chuyển như các loài khác mà chỉ cần chờ đợi bữa ăn của mình một cách lặng lẽ. Thật khó có thể thoát khỏi đôi kiếm sắc lẹm và cú cắn lạnh lùng khi con mồi nhận ra mối đe doạ thì không còn cơ hội thoát thân.

5: Cóc giống hệt chiếc lá khô

Loài cóc sống trong các khu vùng nhiệt đới ở Panama có hình dạng giống như những chiếc lá khô đã ngả màu vàng. Vì sống trong các khu rừng nhiệt đới, nơi dễ bị tấn công và trở thành con mồi của những loài động vật to lớn khác, nên đặc điểm này giúp chúng ẩn mình vào những đám lá và tránh được sự tìm kiếm của kẻ thù.

6: Bọ que

Bọ que là một trong những loài côn trùng kỳ lạ và lý thú nhất từng được con người biết đến. Chúng nổi tiếng với khả năng ngụy trang tài tình bằng hình dạng đặc thù trông giống như một cành cây. Sự ngụy trang hoàn hảo này giúp chúng tránh được sự phát hiện của các loài săn mồi. Màu sắc của bọ que cũng thay đổi tùy theo môi trường, ví dụ như loài bọ que màu nâu thường sống trên những cành cây khô, trong khi bọ que màu xanh lại sống trên những cành lá màu xanh.

7 Cú muỗi mỏ quặp

Có nguồn gốc từ nước Úc và hiện tại đã được phát hiện ở Ấn Độ và miền nam Châu Á, cú muỗi mỏ quặp ngụy trang bằng bộ lông bí ấn của mình. Thuộc nhóm các loài chim săn mồi về đêm, và vào ban ngày chúng chỉ đứng yên, nhắm mắt, kéo dài cổ và thu gọn bộ lông lại là có thể biến thành những cành cây trông như bị gãy vậy. Phương pháp ngụy trang này giúp chúng có thể tự bảo vệ bản thân, chứ không được dùng với mục đích săn mồi như những loài động vật khác.

8: Tắc kè đuôi lá
Có nguồn gốc từ các đảo của vùng Madagasca, có đến 8 loại tắc kè đuôi lá được phát hiện cho đến nay.Chúng cũng có thể hóa trang thành những chiếc lá khô, cũng có thể bị phân hủy, cũng có loài ngụy trang trông như vỏ cây thật. Khả năng ngụy trang của chúng thực sự ấn tượng và là một trong những loài độc đáo nhất trong dòng họ tắc kè.

9: Thằn lằn bay đốm

Thằn lằn bay đốm là một "ngôi sao" trong giới bò sát, với khả năng lượn từ thân cây này sang thân cây khác một cách điêu luyện nhờ “đôi cánh” được tạo ra từ màng da trên c‌ơ th‌ể. Ngoài ra, chúng cũng là một tay cừ khôi về khả năng ngụy trang. Khi bám trên thân cây, lớp da giống hệt vỏ cây khô khiến chúng như tàng hình trước con mắt đối phương.

 

10: Cá mũ làn Merlet

Cá mũ làn Merlet cũng có rất nhiều cái tên khác, đa số đều có từ “ren” đằng sau đó. Nó bắt nguồn từ chính hình dạng bất thường của loài cá này. Với một lượng lớn các xúc tu và làn da mỏng, màu sắc huyền ảo, mềm mại uyển chuyển như ren vậy. Chúng sử dụng tất cả những đặc điểm cơ thể mình để hòa vào những rặng san hô, chờ thời cơ và săn mồi. Cá mũ làn Merlet có thể đứng im trong nhiều giờ đồng hồ, chờ cơ hội đến và hít con mồi vào chiếc miệng khổng lồ của mình.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật