HSBC: Doanh nghiệp Việt Nam giảm cạnh tranh do đồng VND đắt lên

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các chuyên gia HSBC cho rằng, việc đồng VND tăng giá đã làm giảm tính cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp trong nước. Cơ quan điều hành nên cân nhắc giảm giá đồng VND trong thời gian tới.
HSBC: Doanh nghiệp Việt Nam giảm cạnh tranh do đồng VND đắt lên
Các chuyên gia HSBC cho rằng, việc VND lên giá đang khiến các DN trong nước giảm sức cạnh tranh

Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo vĩ mô về Việt Nam, trong đó chỉ ra rằng, mặc dù các số liệu kinh tế trong khu vực đáng thất vọng, song chỉ số PMI ngành sản xuất (phản ánh sự cải thiện về điều kiện sản xuất) trong tháng 4 của Việt Nam lại là ngoại lệ.

Cụ thể, chỉ số PMI đang đi ngược xu hướng của vùng và tăng từ mức 50,7 điểm trong tháng 3 lên mức 53,5 điểm trong tháng 4, mức tăng cao nhất kể từ khi bắt đầu khảo sát. Chỉ số chính – đơn hàng mới trừ hàng tồn kho – biểu thị sản lượng sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới. Điều này phản ánh tính cạnh tranh về chi phí lao động của Việt Nam tiếp tục là yếu tố thu hút luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào.

Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, các doanh nghiệp đầu tư trong nước lại đang hoạt động không tốt. Những số liệu mới nhất tiếp tục cho thấy, một xu hướng đáng lo ngại: xuất khẩu của các công ty này giảm 1,6% tính từ đầu năm tới nay trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tận dụng tốt chi phí lao động rẻ của Việt Nam đưa xuất khẩu của họ tăng 12,3% từ đầu năm đến nay.

Cùng với đó, hiện nay đang xuất hiện hai xu hướng đáng lo ngại, đó là các số liệu cho thấy các ngành công nghiệp trong nước đang dần suy yếu; và nhập khẩu lại bắt đầu gia tăng, đặc biệt thiên về hàng hóa tiêu dùng.

“Rõ ràng, tăng trưởng về đầu tư và công ăn việc làm từ phía FDI rất khả quan. Nhưng nếu Việt Nam không có một chiến lược tích cực để tối đa hóa những kết nối và công nghệ của các doanh nghiệp FDI thì các ngành công nghiệp trong nước sẽ chịu thiệt thòi”- HSBC cảnh báo.

Thêm vào đó, đồng VND vốn gắn liền với thương mại tăng giá đã làm giảm tính cạnh tranh về giá của các công ty trong nước; và giá cả hàng hóa yếu cũng góp phần vào tình hình.

Về ngắn hạn, HSBC cho rằng, đồng VND tăng giá đang gây ảnh hưởng tới nền kinh tế và có cơ hội cho các nhà làm chính sách hỗ trợ tăng trưởng, hoặc bằng cách hạ lãi suất và/hoặc giảm giá tiền đồng. Điều này sẽ làm cho xuất khẩu hấp dẫn hơn trong khi giảm nhu cầu nhập khẩu, vốn đang làm tăng thâm hụt thương mại tới mức 3 tỷ đô la Mỹ. Trong khi đó, Chính phủ sẽ cần phải hợp lý hóa các chi tiêu công để giảm thiểu mức thâm hụt ngân sách đang gia tăng.

Chính vì thế, các chuyên gia HSBC khuyến nghị, để cải thiện mức độ cạnh tranh về giá nhằm thúc đẩy xuất khẩu và giảm cầu nhập khẩu, giải pháp trong ngắn hạn rất rõ ràng là giảm giá đồng nội tệ thông qua việc hạ lãi suất và/hoặc giảm giá chính tiền đồng. Có nhiều cơ hội để thực hiện điều này, khi lạm phát vẫn thấp ở mức 1% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ lạm phát trung bình bốn tháng đầu năm đạt 0,8% so cùng kỳ năm ngoái. Thậm chí, với dự báo về áp lực lạm phát sẽ gia tăng trong những tháng tới, lạm phát sẽ chỉ chạm mức thấp 3% vào cuối năm.

Những ngày đầu tháng 5/2015, sau một thời gian dài tỷ giá trong hệ thống ngân hàng "êm êm" thì một hai phiên giao dịch gần đây giá đồng USD lại đột ngột đắt thêm tới 30 đồng/USD. Mức giá giao dịch bán ra cao nhất ghi nhận trong hệ thống ngân hàng đã lên tới 21.665 đồng/USD, chỉ còn cách trần cho phép của Ngân hàng Nhà nước 10 đồng/USD.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật