Bước chân vào ‘vùng đất ma’ để ăn táo

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong quá trình nghiên cứu của mình, nhà kha học Bionerd đã ăn quả táo tại khu vực gần nhà máy điện nguyên tử Chernobyl, nơi giới chức cấm người dân sống do lo ngại nguy cơ ung thư.
Bước chân vào ‘vùng đất ma’ để ăn táo
Bionerd

//

Cáo và nhiều loài động vật hoang dã khác sinh sôi mạnh mẽ trong "vùng đất ma"

Phòng thí nghiệm trong vùng cách ly. Giống như nhiều nhà khoa học khác, ban đầu Bionerd vào vùng cách ly vì công việc. Cô muốn nghiên cứu mức độ ô nhiễm phóng xạ, tác động của phóng xạ đối với hệ sinh thái. "Nhưng bây giờ tôi yêu toàn bộ nơi này", cô thổ lộ.

Nhiều người nghĩ rằng Bionerd đang thực hiện hành động điên rồ. "Nhưng nếu bạn từng trải nghiệm cuộc sống ở đây, bạn sẽ hiểu cảm giác của những người yêu nó", cô khẳng định.

Cảnh tượng bên trong một căn phòng ở thành phố Pripyat. Bionerd luôn cảm thấy những chuyến xâm nhập Pripyat giống như hành trình ngược thời gian.
Thiết bị đo nồng độ chất phóng xạ mà Bionerd sử dụng.
Trong những trường hợp cần thiết, Bionerd dùng các dụng cụ như găng tay, mặt nạ phòng độc, giầy chống phóng xạ để bảo vệ c‌ơ th‌ể khi xâm nhập vùng cách ly.
"Những tòa nhà cũ nát nguy hiểm hơn chất phóng xạ, bởi chúng có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào", cô cảnh báo.
Bên dưới một trạm radar trong thành phố Chernobyl.

Bionerd và các đồng nghiệp khám phá lò phản ứng số 5 và 6 của nhà máy Chernobyl. Hiện tại Bionerd đã trở thành cái tên nổi tiếng trên mạng. Nhiều người đã đăng ký kênh video riêng của cô trên YouTube để theo dõi những thử nghiệm của cô trong "vùng đất ma".

Vào ngày 26/4/1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl nổ tung, gây nên thảm họa nguyên tử tồi tệ nhất trong lịch sử. Sau sự cố, chính phủ Liên Xô thành lập một vùng cách ly có bán kính 40 km xung quanh nhà máy. Các nhà khoa học Ukraine nhận định rằng con người sẽ không thể sống trong vùng cách ly trong ít nhất 20.000 năm nữa.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật