Metro thu thuế

Administrator Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Honda Việt Nam là cái tên tiếp theo trong danh sách các doanh nghiệp FDI bị cơ quan thuế xử lý thời gian gần đây.
Metro thu thuế
Cơ quan chức năng đã xử lý, yêu cầu truy thu, nộp phạt 182 tỷ đồng đối với Honda Việt Nam.

Tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 4/2015 diễn ra chiều 25/4, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, cơ quan thuế đã thực hiện thanh tra, kiểm tra với các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm trong đó có Công ty Honda.

Hiện cơ quan chức năng đã xử lý, yêu cầu truy thu, nộp phạt 182 tỷ đồng đối với Honda Việt Nam.

“Tuy nhiên vẫn còn khoản khá lớn mà doanh nghiệp này chưa chấp hành, dù chúng tôi đã khiếu nại lần 2. Vì thế, chúng tôi đang thực hiện những biện pháp theo quy định của Pháp Luật”, Thứ trưởng Tuấn nhấn mạnh.

Đặt chân vào Việt Nam năm 1998, Honda Việt Nam là công ty liên doanh với 3 đối tác góp vốn là Honda Motor (Nhật, góp 42%), Asian Honda Motor (Thái Lan, góp 28%) và Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (góp 30% vốn). Doanh nghiệp hiện có 2 nhà máy lắp ráp xe máy tại Vĩnh Phúc, với gần 5.000 lao động và công suất khoảng 1,5 triệu xe mỗi năm.

Kể từ năm 2005, Honda Việt Nam đầu tư thêm nhà máy sản xuất ôtô với vốn đầu tư khoảng 60 triệu USD. Cơ sở này hiện sử dụng hơn 400 lao động và xuất xưởng khoảng 10.000 xe mỗi năm. Năm tài chính 2014 (kết thúc vào tháng 5 năm ngoái), Honda công bố đạt doanh thu 55.000 tỷ đồng, đóng góp hơn 1% GDP Việt Nam, song không đưa ra con số lợi nhuận.

Honda Việt Nam là cái tên tiếp theo trong danh sách các doanh nghiệp FDI bị cơ quan thuế xử lý thời gian gần đây. Trước đó, Công ty Metro suýt trốn được 507 tỷ đồng tiền thuế cũng bị phát hiện nhiều vi phạm liên quan đến né thuế, chuyển giá và bị truy thu vào ngân sách khoảng 507 tỷ đồng.

Cụ thể qua thanh tra Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam, cơ quan thuế đã yêu cầu nhà phân phối này phải giảm lỗ 335 tỷ đồng, truy thu thuế tới 62 tỷ đồng.

Vụ thanh tra thuế này đặc biệt đáng chú ý khi trong 12 năm kinh doanh tại Việt Nam, Metro liên tục báo lỗ trong 11 năm, chỉ 1 năm duy nhất báo lãi. Tổng số lỗ lên đến hơn 500 tỷ đồng nhưng liên tục mở rộng thêm 19 điểm bán lẻ trên cả nước.

Và việc thanh tra thuế ở Metro càng được quan tâm sau khi có thông tin Metro được bán cho Tập đoàn bán lẻ BJC của Thái Lan với giá cao ngất ngưởng lên tới 879 triệu USD.

Trong một diễn biến liên quan, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Đẩu, Phó Vụ trưởng Vụ thanh tra - Tổng cục Thuế cũng đã tuyên bố, sau khi cơ quan này công bố kết quả thanh tra Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam (Metro), điểm ngắm tiếp theo sẽ là các doanh nghiệp nằm trong diện nghi vấn chuyển giá.

Ông Đẩu cho biết, để vào một doanh nghiệp nào, nhất là các doanh nghiệp lớn, chúng tôi phải chuẩn bị.

“Không làm thì thôi, làm thì phải tới nơi tới chốn”, ông Đẩu nói. Theo đó, Cơ quan thanh tra Tổng cục Thuế đang thu thập tài liệu, kể cả tài liệu nước ngoài, chỉ cần có căn cứ là cơ quan thuế sẽ vào ngay các “ông lớn”.

Danh sách các doanh nghiệp FDI nằm trong diện nghi vấn chuyển giá hiện nay có một số tên tuổi như Keangnam Vina, Coca - Cola, Pepsico, Nike, hay Nestlé... Trong đó, Pepsico, Metro giấu” hơn 500 tỷ đồng bằng cách nào? cũng báo thua lỗ kéo dài từ năm 1991 và lũy kế đến hết năm 2010 lên đến hơn 1.200 tỷ đồng.

Hay Nestlé báo lỗ hơn 30,8 triệu USD sau 18 năm hoạt động tại Việt Nam. Dù vậy Nestlé vẫn không ngừng đổ thêm tiền vào thị trường Việt Nam để xây thêm nhà máy mới, nâng tổng vốn đầu tư lên tới 466 triệu USD.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật