Kính viễn vọng Hubble tròn 25 tuổi

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 24.4.1990, kính viễn vọng không gian Hubble trị giá 2.5 tỉ USD được NASA đưa lên vũ trụ, đã mở ra một cuộc cách mạng trong ngành thiên văn học thế giới, thay đổi cách con người tri nhận về quy mô cấu trúc của không gian.
Kính viễn vọng Hubble tròn 25 tuổi
Những hình ảnh về vũ trụ được chụp từ kính viễn vọng không gian Hubble - Ảnh: Reuters

Được ví như “cửa sổ nhìn vào không gian” của Trái đất, Hubble - đặt tên theo nhà thiên văn học nổi tiếng người Mỹ Edwin Hubble - được trang bị máy ảnh cùng các thiết bị có khả năng chụp ảnh trong không gian từ khoảng cách 3,4 tỷ năm ánh sáng (1 năm ánh sáng tương đương 9.460.730.472.580,8 km).

Kính viễn vọng không gian Hubble - Ảnh: Reuters

Trong 25 năm hoạt động trên vũ trụ, kính viễn vọng không gian Hubble giúp con người biết về sự hiện diện của những hố đen vũ trụ, mang về hình ảnh chi tiết của nhiều tinh vân cũng như sự va chạm của các thiên hà.

Hubble cũng giúp các nhà thiên văn học nghiên cứu sự thay đổi thời tiết trên các hành tinh khác, và phát hiện cả những nguyên tố như Natri trong vùng không gian bao quanh các hành tinh đó, theo hãng tin Aljazeera.

Bên cạnh đó, những dữ liệu mà kính viễn vọng không gian Hubble mang về cũng giúp các nhà khoa học tính toán khoảng cách giữa các vật thể trong không gian.

Suốt 25 năm qua, Hubble đã trở thành “con mắt” hữu dụng của khoa học thiên văn. Reuters dẫn lời ông Charlie Bolden, giám đốc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) khẳng định: “Hubble đã thay đổi cơ bản những hiểu biết của con người về vũ trụ”.

NASA hy vọng kính viễn vọng không gian Hubble sẽ tiếp tục hoạt động đến năm 2020 để cùng với “hậu bối” của nó là kính viễn vọng không gian James Webb, dự kiến được đưa lên vào tháng 10.2018, mang về thêm những thông tin quý giá về vũ trụ.

Dưới đây là những hình ảnh tuyệt đẹp được chụp từ kính viễn vọng không gian Hubble:

Ảnh 1:

Kính thiên văn Hubble tách ra từ tàu con thoi Endeavour của NASA vào năm 1993 sau khi hệ thống quang học, con quay hồi chuyển và tấm pin mặt trời đã được sửa chữa. Ảnh 2:

"Tinh vân cánh bướm" tuyệt đẹp được Hubble chụp lại trong không gian

Còn được gọi là “tinh vân cánh bướm” với hình dáng đồng hồ cát, tinh vân hành tinh NGC 6302 hình thành từ những đám bui khí được nung nóng đến nhiệt độ 20.000°C trong vụ nổ của một ngôi sao lớn gấp 5 lần Mặt trời. Các đám bụi khí lan ra với tốc độ như xuyên xé không gian – khoảng 965.000km/h.

Các đám bụi khí này đã trôi nổi ngoài không gian khoảng 2.200 năm và sải cánh của “bướm khổng lồ” có chiều dài khoảng 2 năm ánh sáng. NGC 6302 nằm trong dải Ngân hà, cách chòm sao Bọ Cạp khoảng 3.800 năm ánh sáng. Hình ảnh được Hubble được chụp vào ngày 27/7/2009.

Ảnh 3:

Bức ảnh màu (bên phải) cho thấy những vùng của sao Mộc chịu tác động từ vụ va chạm

Ảnh ghép cho thấy đường đi của sao chổi P/Shoemaker-Levy 9 có hướng đến gần sao Mộc vào tháng 5/1994 (ảnh trái). Và đến tháng 7/1994, sao chổi này đã va chạm với sao Mộc. Bức ảnh màu (bên phải) cho thấy những vùng của sao Mộc chịu tác động từ vụ va chạm.

Ảnh 4:

Thiên hà NGC 3982 có kích thước bằng 1/3 dải Ngân hà của chúng ta

Thiên hà NGC 3982 nằm cách chòm sao Gấu Lớn khoảng 68 triệu năm ánh sáng. Thiên hà này có kích thước khoảng 30.000 năm ánh sáng, bằng 1/3 dải Ngân hà của chúng ta.

Để có được bức ảnh màu, các nhà khoa học đã sử dụng tính năng Multiple Exposure (chụp nhiều lần trên một tấm hình) của camera quan sát hành tinh trên diện rộng (WFPC2), camera khảo sát tiên tiến (ACS) và camera trường rộng (WFC3) của kính thiên văn Hubble. Quan sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3/2000 đến tháng 8/2009.

Ảnh 5:

Ảnh chụp cận trung tâm đại tinh vân Orion do kính thiên văn Hubble ghi lại

Ảnh chụp cận trung tâm đại tinh vân Orion với tầm quan sát lên đến gần 2,5 năm ánh sáng. Bức ảnh cho thấy xung quanh trung tâm đại tinh vân này là cụm sao có tên gọi Trapezium.

Đại tinh vân Orion, còn có tên gọi là M31 hay NGC 1976, có thể nhìn thấy bằng mắt thường và trông giống như “ngôi sao” chính giữa “thanh kiếm” được giắt vào thắt lưng của chàng Thợ Săn (Orion là chòm sao Thợ Săn).

Ảnh 6:

SNR 0509-67.5, một siêu tân tinh loại Ia, xảy ra từ một vụ nổ siêu tân tinh 400 năm trước

SNR 0509-67.5, một siêu tân tinh loại Ia, xảy ra từ một vụ nổ siêu tân tinh 400 năm trước. Những tàn dư siêu tân tinh nằm trong Đám mây Magellan Lớn (LMC), một thiên hà nhỏ bé cách Trái đất khoảng 170.000 năm ánh sáng.

“Bong bóng” bụi khí khổng lồ này có kích thước 23 năm ánh sáng và đang không ngừng lan rộng với tốc độ 5.000 km mỗi giây.

Ảnh 7:

Một phi hành gia đang níu một chân trên cánh tay robot của tàu con thoi Endeavour để sửa chữa kính thiên văn Hubble

Do bóng tối nên khó có thể nhận ra một phi hành gia đang níu một chân trên cánh tay robot của tàu con thoi Endeavour để thực hiện nhiệm vụ thay một trong những tấm năng lượng Mặt trời trên kính thiên văn Hubble vào ngày 9/12/1993. Lúc này, hình ảnh Trái đất lờ mờ hiện ra sau lưng phi hành gia.

Ảnh 8:

Tinh vân biến quang Hubble

Được đặt tên theo nhà thiên văn học Mỹ Edwin P. Hubble, tinh vân biến quang Hubble là một đám bụi khí hình quạt nhận ánh sáng từ một ngôi sao gần đó.

Ảnh 9:

Bức ảnh chụp sự ra đời của các ngôi sao trong tinh vân Carina

Tinh vân Carina là vùng sinh ra các ngôi sao ở cánh tay Carina-Sagittarius của dải Ngân hà cách Trái đất 7.500 năm ánh sáng. Đài quan sát Chandra X-Ray đã phát hiện hơn 14.000 ngôi sao sinh ra trong khu vực này.

Ảnh 10:

Tinh vân hành tinh IC 418 sáng rực rỡ như một viên ngọc đa diện

Nằm cách Trái đất khoảng 2.000 năm ánh sáng, tinh vân hành tinh IC 418 sáng rực rỡ như một viên ngọc đa diện.

Vài ngàn năm trước, IC 418 từng là một ngôi sao đỏ khổng lồ, tuy nhiên sau đó, lớp vỏ ngoài cùng đã nở bung ra trong không gian và tinh vân IC 418 được hình thành, ngày càng mở rộng với đường kính hiện tại vào khoảng 0,1 năm ánh sáng.

Bức xạ cực tím từ những tàn dư của ngôi sao trung tâm kíc‌h thí‌ch các nguyên tử trong đám bụi khí xung quanh khiến chúng sáng rực lên.

Ảnh 11:

Ảnh chụp các đám mây khí trong tinh vân NGC 604 trong thiên hà M33 vào ngày 17/1/2013

Nằm ở trung tâm của tinh vân này là hơn 200 ngôi sao nóng với kích thước lớn gấp 15 đến 60 lần so với Mặt trời.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật