Vận động quá nhiều làm c‌ơ th‌ể dễ tổn thương

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phái nữ có những đặc điểm sinh lý và chu kì kinh nguyệt gây khá nhiều rắc rối trong việc vận động làm họ đau nhức phần bụng dưới, sống lưng, khớp xương…
Vận động quá nhiều làm c‌ơ th‌ể dễ tổn thương
Ảnh minh họa

Rất nhiều chị em phụ nữ sau khi rèn luyện, vận động thể dục thể thao một thời gian đều cảm thấy một bộ phận nào đó trên c‌ơ th‌ể thường xuyên đau nhức, như phần bụng dưới, sống lưng, khớp xương… Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, phái nữ có những đặc điểm sinh lý và chu kì kinh nguyệt gây khá nhiều rắc rối cho họ trong việc vận động. Vì thế, các chuyên gia đã căn cứ vào tình hình thực tế và chỉ ra một số điểm mà chị em phụ nữ cần chú ý, đặc biệt là các bạn nữ nhỏ tuổi khi có chế độ vận động, tập luyện quá nhiều.
1. Bị thương bên ngoài bộ phận sin‌ּh dụ‌ּc

Khi tham gia các hoạt động như ngồi xe đạp, xà ngang hay khi bộ phận sin‌ּh dụ‌ּc gián tiếp tiếp xúc với các vật cứng, nếu không thận trọng sẽ rất dễ khiến bộ phận sin‌ּh dụ‌ּc bị sưng tấy do chảy máu trong, nghiêm trọng hơn có thể làm tổn thương niệu đạo và âm đạo, thậm chí khoang chậu. Các bạn nữ trẻ cần đặc biệt lưu ý tới điểm này, không nên coi thường việc bảo vệ c‌ơ th‌ể khi vận động.

2. Chu kì kinh nguyệt không bình thường

Các chuyên gia cho biết những bạn nữ vận động nhiều thường có kì kinh nguyệt không bình thường, như chậm kinh, kì kinh kéo dài… Nguyên nhân chủ yếu là do vận động quá mạnh có thể ảnh hưởng tới chức năng não trung gian dưới, khiến cho hệ thống nội tiết hoocmon hoạt động không bình thường, ảnh hưởng tới hoocmon giới tính, từ đó gây lộn xộn chu kì kinh nguyệt.

3. Nứt, vỡ buồng trứng

Vận động mạnh, nâng đỡ vật nặng, dồn ép bụng, va đập… đều là những hoạt động có thể dẫn tới nứt, vỡ buồng trứng, dẫn đến hiện tượng đau bụng dưới, đau cả bụng. Nứt, vỡ buồng trứng thường xảy ra vào ngày thứ 10-18 của thời kì kinh nguyệt, khiến cho 80% hoàng thể bị nứt vỡ, chảy máu trong bụng.

Buồng trứng xuất hiện u nang là một hiện tượng khá phổ biến, đại đa số u nang đều phát sinh do chức năng bình thường của buồng trứng bị biến đổi, vì thế phần lớn đều là u lành tính. Nhưng nếu u nang biến thành ác tính thì sẽ tạo thành ung thư buồng trứng.

4. Ảnh hưởng đến màng trong tử cung

Vận động quá mạnh trong thời kì kinh nguyệt có thể khiến máu kinh từ tử cung chảy vào khoang chậu, những màng mỏng trong tử cung bị vỡ vụn chảy theo máu kinh có thể bám lại trên buồng trứng, hình thành những u nang, khiến bạn nữ càng ngày càng bị đau bụng kinh trầm trọng hơn, hiện tượng này còn có thể dẫn đến vô sinh.
5. Sa tử cung

Các bạn nữ tham gia những hoạt động quá manh, đặc biệt là cử tạ nặng có thể làm tăng sức ép lên bụng, khiến cho tử cung bị sa xuống tạm thời, thời gian dài sẽ dẫn đến sa tử cung. Theo các xét nghiêm, khi bạn nữ gánh vật nặng 20 ki-lô-gam, cổ tử cung hầu như không thay đổi, nhưng khi mang vật nặng 40 ki-lô-gam, cố tử cung sẽ sa xuống rõ rệt.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật