Cần công khai danh tính các đại gia mu‌ּa dâ‌ּm ?

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo như các thông tin về vụ phá đường dây người mẫu B.hoa do Lộc “bê đê:. điều hành, “đa số khách làn‌ּg chơ‌ּi là giám đốc, đại gia” nên càng khiến nhiều người đặt câu hỏi tại sao những đại gia mu‌ּa dâ‌ּm lại không bị nhắc tên để răn đe mà chỉ những đường dây mua B.hoa giới người mẫu bị triệt phá thì hình ảnh, tên tuổi của những người B.hoa được khai thác trên truyền thông?
Cần công khai danh tính các đại gia mu‌ּa dâ‌ּm ?
Một số trang mạng đưa tên tuổi, hình ảnh người mẫu B.hoa

“Tôi rất muốn xem mặt những đại gia lắm tiền nhiều tật đã mu‌ּa dâ‌ּm. Rõ ràng là có cầu thì mới có cung mà đến khi sự việc bị vỡ lở thì chỉ có những cô gái B.hoa bị bêu tên, rồi chụp hình”, một bạn đọc chia sẻ.

* Ông Tạ Ngọc Vân (chuyên gia hỗ trợ giải cứu phụ nữ và trẻ bị mua bán):

Không nên đăng ảnh rõ mặt phụ nữ B.hoa

Việc mua B.hoa có nói ảnh hưởng thì ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục và điều đó cũng chưa rõ ràng. Nhưng công khai tên họ, hình ảnh ngay từ giai đoạn tình nghi thì hậu quả rất ghê gớm.

Theo tôi, không nên đăng ảnh rõ mặt phụ nữ B.hoa, nhất là ở giai đoạn còn tình nghi, đang điều tra vụ việc. Thậm chí khi vụ việc

rõ ràng thì có nên công khai không? Những vụ việc như thế này được xếp vào nhóm hành chính, không nên công khai.

Trong trường hợp người B.hoa là đối tượng trong vụ án xử công khai cũng ảnh hưởng nhiều đến danh dự, nhân phẩm của chị em, còn đang có nhiều ý kiến tranh cãi báo chí có nên công khai tên họ, hình ảnh của họ hay không. Có ý kiến cho là tại sao không công khai tên tuổi người mu‌ּa dâ‌ּm mà cơ quan báo chí, công an lại công khai tên tuổi, hình ảnh người B.hoa?

Còn người mu‌ּa dâ‌ּm thường đã có gia đình và cái mất của họ có khi còn lớn hơn cái mất của người B.hoa. Vì thế tôi cho rằng ở các khía cạnh đạo đức nghề nghiệp thì không nên công khai tên tuổi họ.

* Bà Trần Thị Bích Thủy (nguyên phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ TP.HCM):

Đừng đẩy họ vào đường cùng

Đằng sau câu chuyện của những phụ nữ B.hoa mỗi người có một hoàn cảnh, một xuất phát điểm. Cũng có người vì thích sống đua đòi, ăn diện, cần phải lên án. Nhưng có nhiều người vì hoàn cảnh khó khăn, phải làm để có tiền lo cho gia đình và có cả những em gái bị dụ dỗ mà sa ngã, tuổi đời còn rất trẻ với một tương lai dài ở phía trước.

Báo chí và cả xã hội cần có cái nhìn nhân văn hơn với họ, cần cho họ một cơ hội để thay đổi. Việc đưa tên tuổi, hình ảnh của họ lên mặt báo sẽ khiến họ tự ti, mặc cảm, đẩy họ vào con đường cùng.

Hội Liên hiệp phụ nữ TP.HCM với trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ từng giúp đỡ nhiều chị em làm nghề B.hoa, lắng nghe câu chuyện của họ để sẻ chia, đồng thời tạo cơ hội để họ học nghề, tạo công ăn việc làm giúp những người phụ nữ thay đổi cuộc sống. Không ít chị em đã trở thành đồng đẳng viên đi tuyên truyền, phát ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu cho những người hành nghề mạ‌ּi dâ‌ּm khác, tiếp tục giúp những người khác thay đổi.

Có những chị thậm chí đã nhiễm HIV nhưng hiện sống rất tự tin, gia đình rất tốt, con cái các chị được cấp học bổng để học hành bình thường mà người xung quanh không hề hay biết. Nhưng nếu họ từng bị đưa hết thông tin, hình ảnh lên mặt báo, ai cũng biết thì liệu họ và gia đình còn có cơ hội sống một cuộc sống như vậy hay không?

* Luật sư Bùi Quang Nghiêm:

Báo chí nên cân nhắc

Tôi không thấy nước nào lại “làm ngược” như ở Việt Nam: công khai tên người B.hoa, còn tên người mu‌ּa dâ‌ּm lại giấu, trong khi đáng lẽ cần phải công khai người có nhu cầu chứ không phải công khai người cung. Để công bằng, nếu đã công khai tên người bán thì cũng cần công khai tên người mua.

Tôi nhớ có đọc báo người ta bàn luận, đại ý không công khai tên người mua vì nhân văn, vì người mua còn gia đình, con cái, bè bạn, công việc... Vậy người bán không có những người thân và mối quan hệ như thế sao? Việc công khai tên tuổi của người mu‌ּa dâ‌ּm ảnh hưởng thế nào thì đối với người B.hoa ảnh hưởng như thế ấy.

Luật không coi hành vi mua B.hoa là có tội, bởi vậy việc công khai tên tuổi, hình ảnh của người B.hoa trên phương tiện truyền thông là vi phạm quyền nhân thân của công dân đã được Hiến pháp quy định. Và theo tôi, việc truyền thông khai thác thông tin, hình ảnh cá nhân của những người B.hoa là người mẫu, ca sĩ, diễn viên thì nên cân nhắc.

* Một cán bộ công an phòng chống tệ nạn xã hội TP.HCM:

Người B.hoa không phải là tội phạm

Luật ở Việt Nam hiện nay không coi người B.hoa và người mu‌ּa dâ‌ּm là tội phạm, nên họ không bị công khai tên tuổi hay nhân thân trước công luận và cộng đồng. B.hoa chỉ là hành vi vi phạm hành chính. Cơ quan công an chỉ cung cấp công khai tên tuổi của những người vi phạm Hình Sự trong việc mua B.hoa như môi giới mạ‌ּi dâ‌ּm, tổ chức mua B.hoa... chứ không công khai tên tuổi của những người B.hoa.

Tuy nhiên, khi cung cấp thông tin cho cơ quan truyền thông, chúng tôi thường lưu ý báo chí viết tắt tên. Dù đã viết tắt tên, nhưng với một số trường hợp là người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật có chút tiếng tăm thì cũng bị truy ra.

Việc đăng hình ảnh, tên tuổi đầy đủ của những người đó chính là quyết định của các cơ quan truyền thông. Việc phòng chống mua B.hoa và tệ nạn xã hội không chỉ là trách nhiệm của công an mà còn của toàn xã hội. Tuy nhiên, ngoài việc lên án cũng cần phải giáo dục để những người đó còn có con đường để trở về. Về vấn đề văn hóa, Việt Nam không công nhận việc mua B.hoa nên danh tính cả người mua và người bán cần phải được bảo đảm.

* Ông Khổng Ngọc Oanh (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Bộ Công an):

Công khai tên sẽ ảnh hưởng đời sống sau này

Khi xử lý một vụ hiế‌ּp dâ‌ּm trẻ em gần đây, cơ quan điều tra cấp huyện đã yêu cầu đưa nạn nhân là bé gái 9 tuổi đến hiện trường. Trong quy định về điều tra thân thiện thì những vụ việc như vậy không nên đưa nạn nhân đến hiện trường. Việc đó có thể gợi lại cho các em những ký ức sợ hãi, hoảng loạn, ảnh hưởng đến phát triển tâm lý trẻ em.

Tôi nói như vậy để nhấn mạnh rằng với những đối tượng nhạ‌y cả‌m phải rất cân nhắc trong việc gợi lại ký ức buồn hay công khai tên tuổi họ. Vụ việc ở TP.HCM liên quan đến một số người đẹp, người mẫu gần đây có nghi ngờ các cô liên quan đến cả việc môi giới chứ không phải chỉ B.hoa. Còn những vụ việc chỉ liên quan đến hành vi B.hoa thì đó là vấn đề hành chính, ở góc độ nào đó các cô gái còn là nạn nhân, theo tôi, không nên công khai.

Trong thực tế tôi cũng đã gặp những trường hợp các cô gái gặp khó khăn trong cuộc sống sau này vì bị đăng tải hình ảnh, tên tuổi khi bị phát hiện B.hoa. Vì lo ngại ai cũng biết chuyện của mình nên họ rất mặc cảm và gặp nhiều khó khăn trong tái hòa nhập cộng đồng.


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật