Bữa cơm chiều ở Dinh Độc Lập

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Buổi chiều chúng tôi vẫn lấy cơm nắm, nước gạo rang trong xe ra ngồi ăn trong dinh. Chinh chiến 30 năm có lẽ đây là bữa cơm đạm bạc mà tôi cảm thấy nhớ nhất, hạnh phúc nhất”.
Bữa cơm chiều ở Dinh Độc Lập
Trưa ngày 30.4.1975, những người lính xe tăng đã tiến vào chiếm Dinh Độc Lập, cắm cờ trên nóc Dinh. T.L

Đó là những ký ức mà Thiếu tướng Nguyễn Công Trang (SN 1923, quê quán tại Duy Tiên, Hà Nam) nhớ nhất trong cái ngày 30.4 đỏ lửa ấy.

Thần tốc tiến về Sài Gòn

Thiếu tướng Trang tham gia lực lượng vũ trang tháng 9.1946, trải qua nhiều chiến dịch, tham gia nhiều trận lớn nhỏ trong quân đội. Ngày 30.4.1975, ông cùng với Tướng Hoàng Đan- Phó Tư lệnh Quân đoàn II và các đồng đội của mình, sau khi giải phóng Huế, Đà Nẵng đã thẳng tiến về Sài Gòn, tiến về Dinh Độc Lập.

Nhắc lại giây phút hào hùng đó, Thiếu tướng Trang trầm ngâm: “Sở chỉ huy tiền phương bấy giờ có anh Nguyễn Hữu An, anh Hoàng Đan và tôi. Chúng tôi vào Huế như là mơ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi điện xuống hỏi: “Các anh đang ở đâu?”, anh An trả lời: “Chúng tôi đang ở trong đồn Mang Cá”.

Lúc đó Tướng Ngô Quang Trưởng đã lên máy bay chạy một mạch ra biển, chúng tôi vào văn phòng của y vẫn thấy đồ đạc còn vứt vung vãi. Trong cuộc tổng tiến công mùa xuân này, một vấn đề lần đầu được đặt ra khi cả một quân đoàn hành tiến là: Xe ở đâu ra cho đủ? Xăng ở đâu ra? Trung đoàn phối thuộc cho Quân đoàn 1 sư đoàn ô tô vận tải của Binh đoàn 559, còn lại đơn vị tự liên hệ với Tỉnh ủy địa phương để huy động: Xe của nhân dân, xe đò của tư sản yêu nước… có nhà tư sản sau khi cho bộ đội mượn xe, còn đi theo cùng đến tận Sài Gòn mới trở về, xăng cũng phải tự liên hệ với địa phương để xin.

“Có nhiều tỉnh ủy khi được đề nghị đã trả lời: Địa phương cũng đang khát xăng nhưng nếu quân đoàn đang tiến về Sài Gòn thì có bao nhiêu chúng tôi xin ủng hộ hết. Sông ngòi khi qua cầu phao chưa làm kịp thì huy động thuyền bè, ca nô của nhân dân vì vậy mà cánh quân của chúng tôi thần tốc tiến thẳng Sài Gòn nhanh như vậy" - Thiếu tướng Trang cho biết.

Ông trầm ngâm một lúc rồi hào hứng kể tiếp: “Thời gian này tôi và ông Hoàng Đan đi sát cùng với lính, chỉ cách mặt trận khoảng trăm mét để chỉ đạo trực tiếp anh em. Chúng tôi tổ chức mỗi xe là một bếp, một hội trường… mang theo thực phẩm và họp hành cũng theo từng xe để rút kinh nghiệm cho trận đánh”.

Bữa cơm cuối cùng của cuộc chiến

Ngày 26.4, Quân đoàn 2 đã tề tựu trước cửa ngõ Sài Gòn ở một địa danh có tên là Rừng Lá. 5 giờ chiều 26.4, quân đoàn xin được nổ súng (sớm 1 ngày so với toàn mặt trận) trên hướng đông nam của Sài Gòn. Từ các hướng F304 đánh Nước Trong, Long Bình, Thủ Đức… F325 tiến công Long Thành, Nhân Trạch… F3 (QK5) nổ súng ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Vị tướng già tóc bạc hơi nghiêm nét mặt nói: “Hiện nay có ý kiến sai trái cho rằng lúc này địch đã như trái sung chín rụng, không cần đánh cũng phải đầu hàng. Hoàn toàn không phải. Sáng 30.4, chúng còn cố thủ quyết liệt tại cầu Sài Gòn và bắn cháy của chúng tôi 2 chiếc xe tăng… Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt đến phút chót”.

Vào tới Dinh Độc Lập, chuẩn bị tiếp quản, những người lính mệt phờ vì lửa đạn nghỉ ngơi. Tiếp đó là bữa cơm chiều. “Bữa cơm đó chúng tôi vẫn nấu bằng thực phẩm mang theo xe, nấu ngay tại sân Dinh Độc Lập. Nấu xong, chúng tôi mời ông Dương Văn Minh- Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa và cộng sự thân cận là Vũ Văn Mẫu. Tôi có nói với ông Minh ăn cơm bữa ni với cộn‌g sả‌n cho vui nhưng họ đều từ chối. Được một lát ông Minh và Vũ Văn Mẫu có gặp tôi để xin trở về bên gia đình, tôi nói các ông cứ ở lại đây chúng tôi có trách nhiệm phải bảo vệ các ông…”- ông kể.

- Lúc đó bác có chụp được bức ảnh nào về bữa cơm cuối cùng của cuộc chiến tranh không?

- “Máy ảnh lúc ấy rất hiếm và quý, huống hồ chúng tôi thì đi trận mạc, hàng ngày đối mặt với gian khó và chết chóc, có ai nghĩ mang máy ảnh theo làm gì. Ăn xong, mấy anh em vẫn tráng miệng bằng nước gạo rang như thường lệ. Thực ra, chiều hôm ấy chúng tôi vẫn chưa nghĩ đó là ngày cuối cùng của cuộc chiến vì có thể quân ngụy vẫn còn co cụm chưa chịu đầu hàng ở Quân khu 4. Tới cuối ngày, tin toàn thắng mới loan ra chắc chắn và chính xác”- ông chốt lại.

Khoảng 13 giờ chiều 30.4.1975, Đài phát thanh Sài Gòn đã đọc bản thông cáo số 1 (quân lệnh) do Thiếu tướng Hoàng Công Trang chắp bút, ngay sau lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh. Nội dung bản quân lệnh gồm:
1. Sĩ quan, binh sĩ, cảnh sát, tình báo, mật vụ, lực lượng vũ trang ngụy quyền Sài Gòn phải ra trình diện và nộp vũ khí tại Ủy ban Quân quản.
2. Công chức các cấp không được phá hoại công sở, sẵn sàng nhận lệnh. Các ngành điện, nước, bưu điện, truyền thanh, vệ sinh công cộng phải điều hành công việc thường xuyên. Công nhân phải giữ vững máy móc, xí nghiệp.
3. Cấm các hành động gây rối, phá hoại trật tự trị an, xâm phạm tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản chính quyền cách mạng. Cấm các luận điệu chiến tranh tâm lý gây hoang mang, chia rẽ. Không được gây tiếng nổ, bắn súng bừa bãi.
4. Ai ở đâu ở đó. Từ 18 giờ tối 30.4 đến 6 giờ sáng 1.5 không ai được đi lại trong thành phố. Mọi nhà phải treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật