Bức ảnh gà nướng và thói quen ăn bẩn của người Việt

Administrator Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nền gạch đỏ ẩm ướt. Tấm cửa tôn cũ, hoen gỉ dựng ở bên. Ngồn ngộn những miếng thịt gà ngấm nước bẩn, đất cát... Kẻ dùng đèn khò nướng đùi gà thì vẫn cứ bình thản làm công việc của mình.
Bức ảnh gà nướng và thói quen ăn bẩn của người Việt
Ảnh minh họa

Họ biết hay không biết những miếng thịt gà kia có thể bị ngấm vi khuẩn, chất độc... cho dù sau đó có được rửa kỹ.

Bức ảnh rùng rợn đó được chia sẻ trên mạng xã hội và bây giờ đã phát tán vô biên giới, không chỉ người Việt mà cả nhân loại cũng rợn gáy, kinh hoàng. Cứ nhìn cái nền gạch nhớp nhúa đọng đất cát đen sì, cái xoong nhôm đen nhọ nồi, mớ giẻ rách bỏ hờ hững ở vung, rổ rá xếp lộn xộn trong không gian chật hẹp, tù đọng, mất vệ sinh ấy... thì dù là người gỗ đá cũng tỏ thái độ bất bình, phẫn nộ.

Từ lâu, phê phán cái sự mất vệ sinh, ăn bẩn, ăn bốc và tiết kiệm đến mức ki bo kẹt sỉ của một bộ phận người Việt đã có câu thơ hài hước lưu truyền bất tận trong dân gian: “Người Việt có tính cần cù/ Thịt rơi xuống đất thổi phù ăn ngay”. Đấy là, nỗi buồn của một thời đói kém, cả năm không có miếng thịt, ăn toàn rau xanh ruột. Ngày lễ, ngày Tết, may mắn mới có lạng thịt lợn mỡ nhiều hơn nạc, hoặc mổ con gà thì “ầm ĩ” cả xóm, ai cũng nhòm vào ước mong, ghen tị, nhưng cả nhà chia nhau mỗi người cũng chỉ vài miếng.

Cái thời chỉ nhìn thấy chất đạm, kể chuyện món ăn là ứa nước miếng ấy, đánh rơi miếng thịt xuống đất cát “thổi phù ăn ngay” cũng không quá ngạc nhiên, khó hiểu. Nhưng, thời nay, kẻ thủ ác bởi lòng tham, đầ‌u độ‌c lương thực thực phẩm làm hại người tiêu dùng thì lại là điều kinh rợn, diễn biến theo ý nghĩa tàn nhẫn, biết mình đang gieo rắc cái chết mà vẫn làm; cần phải lên án, thậm chí truy tố để xóa bỏ lòng tham, tiêu diệt cái ác.


Triết gia Pháp nổi tiếng thế kỉ 20 Albert Camus nói rằng: “Cái ác trên thế gian hầu như thường đến từ sự ngu muội”. Cái người đàn ông mặc áo sọc, xắn quần móng lợn, đi dép nhựa đạp sát vào các mảnh thịt gà, tay cầm đèn khò xanh lét nướng thịt gà là... ông chủ hay... thợ làm thuê? Dù là người nào thì cũng không phân biệt được đâu là bẩn đâu là sạch, không có khái niệm vi trùng vi khuẩn, nhiễm độc, kiến thức y tế phổ thông, y tế cộng đồng... rất kém; hay sống trong môi trường mất vệ sinh tự nhiên “ăn bẩn sống lâu” đến mức không còn khái niệm bẩn - sạch nữa.

Anh ta cũng không biết đèn khò có loại bình chứa gas, hoặc ô xy, hoặc ni tơ thường đóng áp lên 0,7; có bình áp suất tới 15 áp mốt phe, tùy điều chỉnh có thể hàn sắt, cắt sắt, nhiều tên trộm đã dùng sức mạnh của đèn khò để phá khóa nhà dân, nung chảy két bạc ngân hàng. Với độ nóng dữ dội, nếu không biết, người ta điều chỉnh để nướng vàng da và đốt cháy cạnh các miếng thịt, nhìn có vẻ ngon, đẹp mắt, ăn giòn tan, nhưng không biết rằng thịt cháy đã tích rất nhiều hoạt chất độc. Đèn khò khi phụt lửa ra đốt nướng thịt, thì cũng đồng thời giải phóng CO2, và chất ni tơ, hoặc gas cháy không hết cũng xả vào mảnh thịt.

Cái sự u tối, ngu muội quá rất đáng trách, đáng lên án, nhưng cũng thật đáng thương. Viết đến đây, trong đầu tôi lóe lên một ánh sáng cảm xúc bao dung biện hộ cho người làm thuê này, có lẽ cũng vì miếng cơm manh áo, biết mình đang khò chất độc vào thịt gà, biết các mảnh thịt đang lăn lóc trên sàn gạch là rất bẩn.

Con người lý trí trong tôi lại lên tiếng: Ông chủ vẫn có thể chi vài trăm ngàn mua mảnh inox để đặt thịt gà lên đó mà nướng. Buộc phải nướng gà trên sàn gạch đất cát thì anh thợ làm thuê vẫn có thể dành năm, mười phút, có nhiều nhặn gì đâu để lau chùi, vệ sinh cho sạch sẽ. Họ đã không làm như thế! Cái tính đại khái qua loa, tiện thể cho nhanh, manh mún tiểu nông ngàn năm, mà không tính đến hậu quả việc mình làm đã bít lỗ tai, che mắt, giam cầm khối óc vào nơi tăm tối, không bao giờ khai sáng được. Họ gieo rắc độc hại cho người tiêu dùng mà không ý thức được chăng?

Lòng tham không chỉ làm cho con người ta tăm tối mà còn phạm tội ác. Tôi không tin họ ngu muội chẳng biết mình đang gieo rắc độc hại cho người tiêu dùng. Họ biết, nhưng thụ hưởng vật chất có sức cám dỗ ghê gớm, khiến họ chỉ còn nước điên cuồng chạy theo tiếng kêu sột soạt của đồng tiền dẫn dụ. Đôi khi thành công của kẻ này lại là đau khổ, thất bại của người khác, mà vụ dùng đèn khò nướng hàng trăm mảnh thịt gà trên sàn gạch bẩn thỉu là dẫn chứng sinh động.

Lợi nhuận thu được càng nhiều bao nhiêu thì người tiêu dùng lương thiện, vô tình không biết, càng bị nhiễm chất độc hại bấy nhiêu. Người tiêu dùng bị tổn hại sức khỏe, lại bị ám ảnh tinh thần, mất lòng tin nơi con người, đó là điều mà các ông chủ tham lam không đếm xỉa, vô đạo đức, làm ngơ trước nỗi đau đồng loại, lạnh lùng gieo rắc hậu quả xấu. “Người không có đạo đức giống như con thú hoang bị th‌ּả rôn‌ּg vào thế giới”. Con thú hoang, dữ dằn bị th‌ּả rôn‌ּg thì càng càn quấy, xã hội càng tan nát.

Lâu nay, đã có quá nhiều bài viết cảnh báo về cái gọi là con người đang đầ‌u độ‌c môi trường sống, nhồi nhét chất độc hại vào c‌ơ th‌ể, đang từng ngày từng giờ tự giết mình và đồng loại. Nhưng, dường như người Việt Nam mình khi sử dụng lương thực thực phẩm lại... quá dễ tính!? Dễ tính vì người tiêu dùng không hiểu được tính chất diệt chủng của thực phẩm bị ôi thối, bị nhiễm độc, rồi được ngâm tẩm hó‌a chấ‌t làm sạch mùi và nhuận sắc. Dễ tính vì cái sự lo ăn no còn vất vả huống chi là ăn ngon, ăn sạch, ăn tinh tế. Dễ tính vì cái nếp “méo mó có hơn không”, cái tính qua quýt “khuất mắt trông coi” đã tự làm hại mình mà không hề biết.

Trên thực tế đã có rất nhiều vụ ngộ độc tập thể từ cách chế biến thức ăn cẩu thả, thậm chí vì lòng tham, vì lợi nhuận, vì muốn nhanh chóng... họ đã bỏ qua những quy tắc về an toàn thực phẩm. Đã đến lúc, người dân phải học để trở thành người tiêu dùng thông thái, nhận biết và tẩy chay thực phẩm nhiễm độc và không thể đứng nhìn, bất lực khi cái ác th‌ּả rôn‌ּg trong con thú hoang người sản xuất kinh doanh đồ ăn uống bất lương.

Con người vô cảm, vô tích sự trong sự thống trị của cái ác, thì hệ quả là cộng đồng sẽ bị cái ác nuốt chửng. Vì thế, đoàn kết, phát hiện đấu tranh đưa những kẻ hủy hoại môi trường sống, đầ‌u độ‌c lương thực thực phẩm, điên cuồng chạy theo lợi nhuận kinh doanh ra trước vành móng ngựa, không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm, mà còn là trách nhiệm của người dân - người tiêu dùng.

Nhà văn Sương Nguyệt Minh (TT & ĐS)

Anh Trần Anh Tuấn (23 tuổi, cầu Diễn-, Hà Nội), người nhận mình là tác giả của bức ảnh “gà mau về với ông bà” cho hay, anh bất ngờ và lấy làm tiếc khi bức ảnh của mình bị nhiều trang mạng xã hội lấy lại. Đa số người xem cho rằng đó là hình ảnh ở một cơ sở chế biến, nhà hàng nào đó. Họ tỏ ra bức xúc, chia sẻ rằng không thể vì tiền mà có thể làm bẩn như vậy được.
Anh Tuấn cho biết, bức ảnh trên anh chụp bằng điện thoại vào trưa 6/4, khi đi ăn cưới nhà họ hàng ở cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Anh đăng trên trang cá nhân vào khoảng 15h chiều cùng ngày với lời tựa “Gà nướng ở quê nên ăn không”. “Đó là ảnh chụp lúc sơ chế món gà xào xả ớt, một món trong mâm cỗ cưới. Vì đây là gà công nghiệp, người ta phải dùng khò gas để làm chảy bớt mỡ đi. Sau đó, gà được rửa sạch, lọc thịt rồi xào. Tôi thấy lạ mắt nên chụp lại rồi chia sẻ trên trang cá nhân với mục đích vui vẻ, không nghĩ nó lại khiến nhiều người hiểu nhầm như vậy. Tôi khẳng định bức ảnh này do tôi chụp cảnh làm cỗ đám cưới ở quê, không phải ở cơ sở sản xuất hay chế biến thực phẩm nào cả”, anh Tuấn nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật