Yemen - quốc gia Trung Đông bị chia năm xẻ bảy

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tình hình an ninh tại Yemen đang ngày càng đáng lo ngại. Việc không có một chính quyền trung ương ổn định đã tạo cơ hội cho các nhóm khủ‌ng b‌ố và cực đoan gia tăng ảnh hưởng và hiện đã chiếm quyền kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn của Yemen.
Yemen - quốc gia Trung Đông bị chia năm xẻ bảy
Các em nhỏ ở trại tị nạn Al-Mazraq ở tỉnh Hajja, Yemen.

Trước nguy cơ một sự sụp đổ hoàn toàn của quốc gia Trung Đông này, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc ngày 4/4 sẽ tổ chức cuộc họp đặc biệt để thảo luận về đề xuất của Nga yêu cầu thiết lập “một lệnh ngừng bắn nhân đạo” tại Yemen.

Đề xuất của Nga đưa ra trong bối cảnh Liên Hợp Quốc và các tổ chức nhân đạo đang gia tăng lo ngại về số dân thường thiệt mạng trong các cuộc xung đột giữa quan đội Yemen với các nhóm phiến quân, cũng như do các cuộc không kích của nước ngoài.

Tình trạng B.L có xu hướng tăng kể từ khi Saudi Arabia và các đồng minh, chủ yếu là các nước vùng Vịnh ngày 26/3 phát động chiến dịch không kích nhằm hỗ trợ Tổng thống Yemen Mansour Hadi chống lại nhóm phiến quân Hồi giáo Houthi dòng Shiite.

Sau khi chiếm được quyền kiểm soát thủ đô Saana, từ nhiều ngày nay, nhóm phiến quân đã đẩy nhanh đà tấn công tại Aden, thành phố lớn thứ 2 của Yemen và là nơi chính quyền trung ương được quốc tế công nhận của Yemen đặt đại bản doanh. Những bất ổn chính trị tại Yemen đã tạo cơ hội cho các nhóm khủ‌ng b‌ố gia tăng hoạt động.

Tổ chức khủ‌ng b‌ố Al- Qaeda bán đảo Arab đã lập căn cứ địa tại tỉnh Hadramout, đông Nam nước này, trong khi nhóm Nhà nước Hồi giáo cũng đang tìm cách thiết lập các căn cứ chiến lược.

Hai tuần qua, đã có ít nhất 500 người thiệt mạng và gần 1.700 người bị thương trong các vụ B.L và không kích. Liên Hợp Quốc đã bày tỏ cực kỳ lo ngại về tình trạng an ninh xuống cấp tại Yemen, cũng như nguy cơ một cuộc khủng hoảng toàn diện tại quốc gia Trung Đông này.

Trong bối cảnh này, chính phủ một loạt nước đã bày tỏ lo ngại và tiến hành sơ tán công dân. Mới đây nhất, ngày 3/4, các chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan cũng lần thông báo sơ tán công dân ra khỏi vùng chiến sự ở Yemen.

Theo Bộ Quốc phòng Pakistan, hiện vẫn còn khoảng 200-250 công dân nước này bị mắc kẹt ở Yemen và đang được chính phủ tìm cách đưa về nước trong 2 ngày tới. Trước đó hôm 29/3 vừa qua, hơn 500 người Pakistan cũng đã trở về nước an toàn.

Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif nói: “Cuộc khủng hoảng hiện nay tại Yemen có thể đẩy khu vực vào tình trạng bất ổn. Tôi kêu gọi tất cả các phe phái tại Yemen giải quyết bất đồng một cách hòa bình. Các nước trong khu vực sẽ cùng nhau làm việc nhằm thúc đẩy một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng tại Yemen”.

Ngày 26/3 vừa qua có thể xem là một bước ngoặt quan trọng khi Saudi Arabia và các đồng minh ở vùng Vịnh đã tiến hành không kích những mục tiêu của nhóm phiến quân Houthi để “bảo vệ và ủng hộ chính phủ hợp pháp” Yemen.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, việc liệu bước ngoặt này có giúp mang lại một sự ổn định cho Yemen hay không vẫn còn là một câu hỏi. Bởi lúc này đây, Yemen không những đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho các tổ chức khủ‌ng b‌ố, mà còn đang trở thành mảnh đất tranh giành ảnh hưởng của các quốc gia trong khu vực.

Lo ngại cuộc khủng hoảng tại Yemen có nguy cơ quốc tế hóa và đặt an ninh khu vực trước những thách thức lớn, Chính phủ Lebanon mới đây tuyên bố nước này sẵn sàng đăng cai tổ chức cuộc đối thoại giữa các chính đảng đối đầu của Yemen vì "đây là cách duy nhất chấm dứt cuộc khủng hoảng này".

Theo Chính phủ Lebanon, cuộc khủng hoảng tại Yemen sẽ gây nguy hiểm cho an ninh của vùng Vịnh và bất cứ sự leo thang căng thẳng thêm nào đều có thể dẫn tới hậu quả khôn lường


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật