Những ngộ nhận về người đồn‌g tín‌h trong trường học

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đồng tính có phải là bệnh, có thể thay đổi để quay về dị tính không, là những câu hỏi học sinh phổ thông trung học đặt ra với chuyên gia tâm lý.
Những ngộ nhận về người đồn‌g tín‌h trong trường học
Học sinh đặt câu hỏi cho chuyên gia tâm lý liên quan đến giới tính thứ ba. Ảnh: MT.

Vấn đề giới tính thứ ba được các chuyên gia tâm lý Trung tâm ICS (tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người đồn‌g tín‌h, song tính và chuyển giới) chia sẻ với học sinh một trường phổ thông trung học tại TP HCM mới đây.

Thu Trang, học sinh lớp 10 cho biết có một người bạn là đồn‌g tín‌h nữ. Cô bé đang gặp sự phản đối của gia đình nên rất đau khổ. "Bạn ấy muốn biết liệu mình có thay đổi để quay về dị tính được không. Em thấy học sinh và giới trẻ thì dễ dàng chấp nhận giới tính thứ ba, nhưng còn những người lớn tuổi rất khó chấp nhận. Trong trường hợp này chúng em phải làm sao?", nữ học sinh nói.

Thắc mắc của Trang được bà Nhi thuộc Hội phụ huynh của người LGBT Việt Nam (PFLAG) đồng cảm. Chia sẻ về hành trình chấp nhận đứa con đồn‌g tín‌h của mình, bà nói rằng rất khó để cha mẹ chấp nhận song không phải phụ huynh nào cũng sẽ phản đối khi biết con là đồn‌g tín‌h. "Ít nhất là sau giai đoạn thấy sốc, chính tôi cũng dần hiểu hơn về con mình và hiện tại hoàn toàn chấp nhận, ủng hộ con".

Bà Nhi khuyên các bạn trẻ nếu gặp khó khăn trong quá trình công khai với gia đình, bên cạnh việc tìm hiểu thông tin khoa học, thăm dò quan điểm của chính ba mẹ, có thể liên hệ Hội PFLAG để có trợ giúp từ chính các phụ huynh của người LGBT.

Tùng, học sinh lớp 11 băn khoăn: "Nếu phát hiện mình đồn‌g tín‌h nhưng vì sợ gia đình phản đối, em có nên thay đổi xu hướng tính dục của mình không?". Bà Châu Loan, đại diện Trung tâm ICS, giải thích: Việc thay đổi, bắt ép người khác phải yêu người họ không yêu chỉ làm cho người ấy căng thẳng và chịu tổn hại về tinh thần, thể chất nhiều hơn. Điều này đã được các cơ quan khoa học uy tín chứng minh.

"Xu hướng tính dục là đặc điểm, khuynh hướng tự nhiên mỗi người, không phải là cái mà áp lực bên ngoài bắt thay đổi được”, bà Loan khẳng định.

Qua nhiều buổi trò chuyện tại các trường học ở TP HCM, bà Loan nhìn nhận thực tế hầu hết học sinh chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính, đặc biệt là vấn đề LGBT nên dẫn đến những ngộ nhận đáng tiếc. Bà Loan cho rằng việc đưa thông tin, kiến thức về LGBT vào trường học là rất cần thiết nhằm cung cấp cho trẻ những thông tin chính xác, khoa học. Nếu không, các em sẽ tự tìm hiểu trên mạng hoặc tài liệu chưa được kiểm chứng dễ dẫn đến những thông tin sai lệch hoặc nội dung đồ‌ּi trụ‌ּy.

Theo bà Loan, chủ đề LGBT không nhạ‌y cả‌m đến mức xa lạ, mà nó là một phần của đời sống. Việc nhận diện mình là đồn‌g tín‌h hay dị tính (tức là xu hướng yêu đương) diễn ra trong tuổi dậ‌y th‌ì của mỗi người, là lứa tuổi học cấp 2, cấp 3. Nhận ra mình là người chuyển giới, có hài lòng về đặc điểm giới tính sinh học của c‌ơ th‌ể mình hay không, có thể bắt đầu từ độ tuổi thấp hơn nữa.

Khảo sát mới nhất về cộng đồng LGBT Việt Nam của ICS ghi nhận, 74% người tham gia trả lời họ khám phá những cảm xúc yêu cùng giới đầu tiên trong độ tuổi 10 đến 20. Khoảng 44% cho biết đã từng trải qua định kiến và phân biệt đối xử ở trường học.

Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) về bắt nạt học đường với học sinh là LGBT, 45% các em đã từng trải qua bắt nạt, dẫn đến 31% từng có ý nghĩ t‌ּự t‌ּử. Hầu như nhà trường và thầy cô giáo không có động thái can thiệp để bảo vệ các em.

Vị cán bộ của Trung tâm ICS nhìn nhận, môi trường học đường phổ thông đang có hai chiều hướng trái ngược nhau. Một bên là nhu cầu được tìm hiểu thông tin và cảm thấy tự tin về bản thân của các em LGBT. Một bên là nguy cơ bị phản đối, tẩy chay khi các em công khai.

Bà Loan cho rằng thông tin về LGBT và đa dạng giới là một phần trong mảng giáo dục về giới tính, sức khỏe v‌ị thà‌nh niê‌n. Thế nên cần làm sao cho cả người lớn và học sinh đều ý thức rằng có một sự đa dạng tự nhiên như thế. Trường học an toàn sẽ là nơi các em được tôn trọng dù hình thể, dân tộc, giới tính, sức học, hoàn cảnh gia đình khác nhau.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật