Ngắm nhìn những bức ảnh tuyệt đẹp về bề mặt sao Hỏa

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng Mars Reconnaissance Orbiter (MRO, Tàu quỹ đạo thăm dò sao Hỏa) lên ngày 12-8-2005, là tàu vũ trụ có nhiều chức năng do ĐH Arizona điều hành.
Ngắm nhìn những bức ảnh tuyệt đẹp về bề mặt sao Hỏa
Những đám bụi để lại dấu vết kỳ lạ trên bề mặt cát của hành tinh đỏ

MROtrang bị HiRISE - camera có độ phân giải cao trị giá 40 triệu USD có khả năng chụp ảnh 0,3 megapixel, từ năm 2006 MRO đã gửi về Trái đất vô số hình ảnh đẹp và chất lượng về bề mặt sao Hỏa.

Nhiều bức hình do HiRISE chụp đã được tăng "màu sai", giúp các nhà khoa học theo dõi những thay đổi trên bề mặt hành tinh đỏ.

Các mỏ đất sét đa dạng ở vùng Nili Fossae là một trong những khu vực hấp dẫn nhất đối với các nhà nghiên cứu sao Hỏa vì cung cấp các điều kiện cho phép bảo quản các vật chất hữu cơ

Một đụn cát khổng lồ có hình dáng như con rắn ở lưu vực tác động hel‌las trên sao Hỏa. Đụn cát này được hình thành do gió thổi cùng hướng trong một thời gian dài

Một miệng núi lửa mới được nhìn thấy trên bề mặt sao Hỏa với lớp bụi màu bay lên khi bị tác động

Robot tự hành Curiosity (chấm nhỏ màu sẫm ở góc phần tư phía dưới, bên trái) di chuyển để lại dấu vết giống như "đường ray" trên bề mặt sao Hỏa

Một cơn bão bụi trên cao ở vùng Amazonia Planitia của sao Hỏa được MRO chụp từ quỹ đạo vào cuối xuân

Khu vực được đặt tên "Noctis Labyrinthus" trên sao Hỏa với các thung lũng dốc nằm giao nhau trông giống mê cung

Vùng đất cằn cỗi bị xói mòn tại Aram Chaos, một miệng hố lớn gần xích đạo sao Hỏa

"Hố ngược" ở vùng Arabia Terra của sao Hỏa với đường kính khoảng 250m

Một trong những đụn cát đầu tiên được phát hiện trên sao Hỏa do các nhà khoa học tìm thấy ở miệng núi lửa Proctor


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật