“50 nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới” năm 2015

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tạp chí Fortune vừa công bố danh sách “50 nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới”, đứng đầu danh danh sách năm nay chính là là Tim Cook – CEO Apple, trong khi theo danh sách năm ngoái thì Tim Cook ở tận vị trí thứ 33.
“50 nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới” năm 2015
Ảnh minh họa

Ngoài ra, trong danh sách mới này đã xuất hiện thêm những cái tên trong làng công nghệ thế giới như Mark Zuckerberg hay Elon Musk.

Các biên tập viên của Fortune đã chọn ra những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ kinh doanh, điều hành chính phủ, làm việc nhân đạo hay cả những người hoạt động trong lĩnh vực thể thao. Để chọn ra danh sách này, họ còn nhận được sự hỗ trợ từ 27 người thuộc vào hàng giỏi nhất thế giới hiện nay.

Thực sự thì để đưa ra những tiêu chí cụ thể cho việc lựa chọn danh sách "50 nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới” rất khó. Ngay cả Fortune cũng chưa đề cập về vấn đề này. Có thể đó là đánh giá mang tính chủ quan của một nhóm người, nhưng rõ ràng là những cái tên có trong tốp 50 đó đều là những con người xuất sắc.

Tạp chí hướng tới tìm kiếm những lãnh đạo có tầm nhìn tạo cảm hứng cho người khác, có khả năng kêu gọi hành động.

Tiêu biểu trong đó là Joshua Wong – sinh viên 17 tuổi đứng đầu cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Hong Kong. Wong đứng vị trí thứ 10 trong danh sách. Ngược lại, chính lãnh đạo Hong Kong – ông Lưu Chấn Anh – lại không được nhắc tên trong top 50.

Dưới đây là danh sách 10 nhà lãnh đạo vĩ đại nhất do Fortune bình chọn.

1. Tim Cook - CEO Apple

Tim Took có trọng trách thay thế một huyền thoại sau khi Steve Jobs qua đời. Ông đã lãnh đạo Apple một cách mạnh mẽ, đưa ra nhiều hướng đi táo bạo. Cổ phiếu công ty liên tục lập đỉnh, Apple Pay và Apple Watch cho thấy công ty vẫn cải cách không ngừng.

2. Mario Draghi - Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu


Ông giữ một trong những công việc khó khăn và quan trọng nhất thế giới. Ổn định và tăng trưởng tại eurozone nói riêng và châu Âu nói chung là bàn đạp cho cả nền kinh tế toàn cầu. Ông Draghi tận dụng triệt để các công cụ hiện có của Ngân hàng Trung ương và kỹ năng thuyết phục của bản thân, để đưa ra các quyết định táo bạo, điển hình là gói kíc‌h thí‌ch định lượng chiến đấu giảm phát.

3. Tập Cận Bình - Chủ tịch Trung Quốc


Ông nắm trong tay nhiều quyền lực: Sa thải, trừng phạt, thậm chí bỏ tù nhiều cấp dưới dính líu đến tham nhũng. Ông cũng là người đứng sau thông điệp yêu nước cực điểm mà Trung Quốc gửi gắm tới những cường quốc khác.  Cùng lúc, ông triển khai nhiều biện pháp cải cách trong các lĩnh vực, từ chính trị tới kinh tế.

4. Giáo hoàng Francis - Đức Thánh Cha, Giáo hội công giáo

Năm 2013, ông giữ vị trí thứ nhất trong danh sách. Tầm nhìn, sự bền trí và tận tụy với cải cách vẫn được Giáo hoàng duy trì trong năm 2014. 5. Narendra Modi - Thủ tướng Ấn Độ Ông Modi vươn lên giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Ấn Độ năm 2014, giữa bối cảnh nền kinh tế nổi lên nhiều vấn nạn. Ông đã cải cách toàn bộ môi trường kinh doanh, biến Ấn Độ trở thành thỏi nam châm thu hút các nhà đầu tư. Ngoài ra, ông thắt chặt quy định trừng phạt hành vi B.L với phụ nữ, nâng cao vệ sinh công cộng và tăng cường quan hệ với các nước châu Á cũng như Mỹ. Quỹ tiền tệ quốc tế vừa dự đoán Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc trở thành nước phát triển nhanh nhất thế giới trong năm 2015. 6. Taylor Swift - ca sỹNgoài tài năng trong âm nhạc, Taylor Swift nổi tiếng vì sự hiểu biết và khôn khéo. Cô kêu gọi được nhiều khoản tài trợ từ các doanh nghiệp lớn, đăng ký bản quyền các đoạn lời bài hát mang dấu ấn cá nhân, đồng thời biết cách tạo thương hiệu bản thân. Năm 2014, cô là nữ ca sỹ thu nhập cao nhất trong làng âm nhạc toàn cầu.

7. Joanne Liu - Chủ tịch quốc tế Tổ chức bác sĩ không biên giới

Bác sỹ gốc Canada đã làm việc với Tổ chức bác sỹ không biên giới từ năm 1996. Từ đó đến nay, bà đã nhận hơn 20 sứ mệnh tại 4 châu lục, từ giúp đỡ nạn nhân trong trận sóng thần tại Indonesia, động đất tại Haiti hay những người sót sau vụ B.L tìn‌ּh dụ‌ּc tại Somalia, Congo…Khi đại dịch Ebola bùng lên tại Tây Phi, bà lãnh đạo tổ chức đi tới các chảo lửa nơi virus hoành hành, dựng bệnh viện d‌ã chi‌ến. Đến nay, dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát.

8. John Roberts Jr. - Chánh án tối cao pháp viện Mỹ


Ông là người lãnh đạo của 180 thẩm phán thượng thẩm, 680 thẩm phán quận, 350 thẩm phán chuyên xử lý phá sản, 550 quan tòa và Hội đồng quan tòa gồm 28 thẩm phán. Trong nhiệm kỳ lần này, lá phiếu của ông có thể quyết định số phận chính sách y tế Obamacare và liệu Mỹ có hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.

9. Mary Barra - CEO Gerneral Motors

Lên cầm cương General Motors vào thời điểm bê bối lỗi đánh lửa của xe hơi công ty tràn ngập mặt báo, CEO Barra cùng lúc phải xoa dịu dư luận, bồi thường gia đình nạn nhân, làm việc với cơ quan chức năng, trấn an nhà đầu tư và dẫn dắt 212.000 nhân viên.

10. Joshua Wong - nhà lãnh đạo cuộc biểu tình ô dù tại Hong Kong

Joshua Wong là cái tên gây sóng gió ở Hong Kong và khiến báo chí thế giới tốn nhiều giấy mực. Thanh niên 17 tuổi này đã lãnh đạo sinh viên Hong Kong biểu tình đấu tranh đòi dân chủ nơi mình đang sống.


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật