Robot ‘tò mò’ tìm thấy dấu vết nitơ trên sao Hỏa

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các nhà khoa học tại NASA cho biết, Robot tự hành Curiosity (tò mò) mới đây đã tìm thấy dấu vết của nitơ trong đá trên sao Hỏa, cho thấy “hành tinh Đỏ“ có thể từng có sự sống.
Robot ‘tò mò’ tìm thấy dấu vết nitơ trên sao Hỏa
Robot tự hành Curiosity (tò mò) của NASA trên sao Hỏa - Ảnh: NASA

Theo NASA, Curiosity đã lấy mẫu đá từ 3 địa điểm khác nhau trên sao Hỏa, sau đó đem đun nóng để phân tích. Kết quả cho thấy trong 3 mẫu đá này đều có nitric oxide (NO, gồm một nguyên tử nitơ liên kết với một nguyên tử oxy). Nhóm nghiên cứu cho rằng các NO này có thể là từ nitrate (NO3, gồm một nguyên tử nitơ liên kết với ba nguyên tử oxy) bị phân hủy trong quá trình đun.

Trên Trái đất, hầu hết nitrat là do các sinh vật sống tạo ra. Nếu điều này cũng đúng trên sao Hỏa thì rất có thể hành tinh này từng tồn tại sự sống.

Theo các nhà khoa học NASA, lâu nay họ đã không ngừng tìm kiếm các phân tử carbon hữu cơ trên sao Hỏa cũng như các hành tinh khác ngoài Trái đất do đây là minh chứng hàng đầu cho sự tồn tại của sự sống.

Tuy nhiên nitơ cũng là yếu tố cần thiết cho sự sống, do đó việc tìm ra nitơ trên sao Hỏa là điều đáng chú ý.

"Nitơ là là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự sống. Sự sống cần nitơ nhiều cũng như cần carbon", Jennifer Stern - chuyên gia địa hóa học và là thành viên NASA nói với tờ Los Angeles Times ngày 24-3.

Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Science.



Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật