Tổng thống Afghanistan bắt đầu chuyến thăm Mỹ

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trả lời báo giới trước chuyến công du dài ngày tới Mỹ của Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani, trợ lý đặc biệt của Tổng thống Ghani, ông Jeff Eggers khẳng định “Đây là cơ hội tạo ra một chương khác biệt, tốt hơn cho quan hệ giữa hai bên”.
Tổng thống Afghanistan bắt đầu chuyến thăm Mỹ
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani (Ảnh AP)

Theo ông Eggers huyến đi này không chỉ là một chuyến thăm ngoại giao thông thường mà sẽ là chuyến đi hàn gắn quan hệ song phương Mỹ - Afghanistan, vốn bị rạn vỡ nhiều dưới thời người tiền nhiệm Hamid Karzai.

Minh chứng rõ nhất cho những tiến triển tốt đẹp này là việc Chính phủ của ông Ghani đã có “thỏa hiệp lớn hơn” về sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Afghanistan khi đặt bút ký vào các Thỏa thuận an ninh với Mỹ, điều mà trước đây ông Karzai luôn tìm cách lẩn tránh.

Nhưng các Thỏa thuận An ninh mới chỉ là bước khởi đầu và nhiệm vụ khó khăn hơn của ông Ghani trong chuyến đi lần này là làm thế nào để mang về “một cam kết ủng hộ an ninh lâu dài cho Affghanistan” của Mỹ.

Trong cuộc gặp với Tổng thống Obama tại Nhà Trắng, ông Ghani sẽ phải đề cập đến một vấn đề khá nhạ‌y cả‌m trong quan hệ hai nước trước đây: Đó là tiến độ rút quân của binh sỹ Mỹ và cách thức mà Mỹ có thể hỗ trợ để nước này đối phó với Taliban và các nhóm phiến quân khác tại Afghanistan, trong đó có một nhánh của phiến quân Nhà nước Hồi giáo(IS).

Theo những báo cáo an ninh gần đây, lực lượng Nhà nước Hồi giáo đang vươn dài sự ảnh hưởng tới khắp khu vực Trung Đông, Vùng Vịnh, trong đó có Afghanistan. Cuối tuần qua, Tổng thống Ghani đã lần đầu tiên thừa nhận lực lượng Nhà nước Hồi giáo đã ảnh hưởng tới an ninh của nước này.

Hiện có khoảng 9.800 binh sỹ Mỹ đang đồn trú tại Afghanistan. Theo kế hoạch, Mỹ sẽ rút khoảng 5.500 binh sỹ về nước vào cuối năm nay trước khi rút hết toàn bộ về nước vào năm 2016.

Thế nhưng, trong các cuộc điện đàm với ông chủ Nhà Trắng gần đây, Tổng thống Ghani đã nhiều lần bày tỏ việc rút quân này có thể ảnh hưởng đến an ninh của đất nước. Chính vì vậy, trong cuộc hội đàm với Tổng thống Obama tại Nhà Trắng, ông Ghani chắc chắn sẽ đề cập lại vấn đề này.

Vấn đề quan trọng hơn mà ông Ghani phải "thỏa hiệp" lần này là sự hiện diện của các căn cứ quân sự Mỹ và NATO tại Afghanistan mà theo các kế hoạch hiện hành sẽ bị đóng cửa vào giữa năm 2016.

Việc giữ lại những căn cứ này sẽ giúp tái khẳng định tầm quan trọng của chiến lược Afghanistan đối với Mỹ. Giới lãnh đạo quân sự Mỹ tại Afghanistan đã nhất trí với ông Ghani rằng, cần duy trì hai căn cứ của Mỹ tại thành phố Kabul, tỉnh Kandaha, miền Nam Afghanistan và thành phố Jalalabat ở miền Đông Apganistan "càng lâu càng tốt".

Tuy nhiên, không chắc là ông Ghani có đạt được mục đích hay không. Bởi thực tế nhiều năm qua cho thấy, để có được sự ổn định lâu dài tại Apganistan thì không còn cách nào khác là hòa giải dân tộc. Chính chính quyền của Tổng thống Ghani cũng đã đặt ưu tiên hàng đầu về việc phải hòa đàm và hoà giải với Taliban.

Quan điểm của Taliban từ trước đến nay đều phản đối sự hiện diện của quân đội nước ngoài, trong khi ông Ghani lại muốn có sự hiện diện lâu dài của quân đội Mỹ. Chính những xung đột về lợi ích này sẽ là trở ngại rất lớn đến tương lai các cuộc đàm phán nội bộ. Và tất nhiên, ông Ghani sẽ phải cân nhắc xem điều gì có lợi hơn


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật