Lần đầu tiên đưa công nghệ cao vào điều tra dân số

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 này sẽ lần đầu tiên ứng dụng giải pháp công nghệ quét và nhận dạng tự động thông minh, do Tổng cục Thống kê tiến hành. Đây là lần tổng điều tra dân số trên diện rộng thứ 2 có ứng dụng công nghệ tiên tiến và lưu trữ dữ liệu điện tử. 10 năm trước, năm 1999, lần đầu tiên dữ liệu về dân số cả nước được lưu trữ điện tử.
Lần đầu tiên đưa công nghệ cao vào điều tra dân số
Ảnh minh họa

Công việc này nằm trong dự án "Hiện đại hóa Tổng cục Thống kê", có nguồn vốn chủ yếu từ "Chương trình phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam" do Ngân hàng Thế giới chủ trì. Liên danh FPT & TIS là đơn vị trúng thầu triển khai phần cứng, giải pháp công nghệ scanning, quy trình thu thập, xử lý dữ liệu cho các cuộc điều tra và tổng điều tra trong tương lai.

Công nghệ scanning sẽ tự động hoàn toàn việc nhận dạng các ký tự trong các phiếu điều tra, giảm tải một khối lượng công việc đáng kể so với nhập bằng bàn phím.

Trao đổi với Phóng viên, ông Đỗ Trọng Khanh, Vụ trưởng Vụ Phương pháp chế độ thống kê và CNTT, Tổng cục Thống kê cho biết, áp dụng công nghệ mới lần này sẽ giảm tải khoảng 50% khối lượng công việc và thời gian của cuộc tổng điều tra dân số so với lần điều tra trước. Nếu lần điều tra trước phải mất 2 năm để hoàn thành, thì ước tính lần này sẽ hoàn thành toàn bộ trong 1 năm, và đảm bảo dữ liệu chuẩn xác và an toàn hơn rất nhiều.

Dữ liệu về dân số và những thông tin chi tiết về cá nhân mỗi công dân là điều vô cùng quan trọng và cần thiết trong cơ sở dữ liệu quốc gia. Tuy nhiên, trả lời Phóng viên, ông Khanh cho biết, dự án này của Tổng cục Thống kê chỉ đơn thuần là điều tra dân số, chỉ có thông tin chi tiết đến từng hộ gia đình, còn một cơ sở dữ liệu về thông tin đến từng công dân thì nhiệm vụ thực hiện không thuộc Tổng cục Thống kê.

Đây là điều còn thiếu của một cơ sở dữ liệu quốc gia mà Việt Nam chưa làm được so với các nước tiên tiến khác. Kế hoạch xây dựng 6 cơ sở dữ liệu quốc gia bắt đầu từ năm 1998 đã từng bị thất bại do thời đó thiếu quy hoạch thực tế, thiếu tiền và tư duy công nghệ lỗi thời. Năm 2007, mục tiêu xây dựng 4 cơ sở dữ liệu quốc gia (gồm: dữ liệu công dân, dữ liệu đầu tư, tài chính và kinh doanh, dữ liệu địa chính và dữ liệu tư pháp) được xác định lại và giao cho các bộ: Công an, Y tế, GD-ĐT và LĐ-TB-XH thực hiện, nhưng tới hiện tại vẫn chưa có kết quả.

Cùng mục tiêu ứng dụng CNTT vào công tác thống kê, ông Khanh cho biết, Tổng cục Thống kê đang triển khai thử nghiệm phiếu điện tử, với công cụ chính là các máy PDA trang bị cho các điều tra viên, sử dụng thuần túy các phần mềm và ứng dụng web. Tuy rằng, chi phí để thực hiện điều tra bằng phiếu điện tử là tốn kém hơn nhiều nhưng hiệu quả đạt được cũng sẽ nhiều hơn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật