Kỳ tích mới: Lấy da miệng vá “ch‌ּỗ kí‌ּn“

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dùng niêm mạc khoang miệng để tái tạo “cô bé” là phương pháp mới gây bất ngờ của PGS.BS Trần Thiết Sơn - Trưởng khoa phẫu thuật tạo hình, bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội).
Kỳ tích mới: Lấy da miệng vá “ch‌ּỗ kí‌ּn“
PGS.TS Trần Thiết Sơn giảng cho sinh viên Trường Đại học Limoges (CH Pháp) về kỹ thuật vi phẫu tích.

Sau khi công bố phát minh này vào năm 2012, các bác sĩ, chuyên gia trên thế giới đã thừa nhận đây là kỹ thuật mang lại hiệu quả cao nhất và đã học hỏi từ các bác sĩ Việt Nam.

Vậy là một kỹ thuật mới nữa được ghi danh Dr. Trần Thiết Sơn. Thật không quá nếu nói Dr. Trần Thiết Sơn là người đang biến những cái bất thường thành… bình thường cho nhiều bệnh nhân không may bị những dị tật khó nói.

Phương pháp độc, lạ đầu tiên trên thế giới

Năm 2012, PGS.BS Trần Thiết Sơn - Trưởng khoa phẫu thuật tạo hình (PTTH), BV Xanh Pôn (Hà Nội) - đã công bố phát minh về việc dùng niêm mạc khoang miệng tái tạo â‌ּm đạ‌ּo cho chị em cho kết quả tốt nhất. Trong hơn 2 năm qua, Khoa PTTH - BV Xanh Pôn đã tái tạo thành công cho 10 phụ nữ bị khuyết tật vùn‌ּg kí‌ּn bằng phương pháp mới này và kết quả đều rất lạc quan.

BS Phạm Thị Việt Dung - người học trò tin cậy của PGS.BS Trần Thiết Sơn, được tiếp nhận đầy đủ về phương pháp dùng niêm mạc khoang miệng tái tạo â‌ּm đạ‌ּo cho chị em - đã khẳng định: Đây là một phương pháp mới rất hiệu quả. Theo BS Dung, việc tái tạo, làm mới bộ phận sin‌ּh dụ‌ּc thường rất phức tạp. Những bệnh nhân dị tật không có â‌ּm đạ‌ּo bẩm sinh, không có khoang trống để quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc… rất cần được PTTH. Từ trước, việc tái tạo â‌ּm đạ‌ּo thường dùng phương pháp ghép da hoặc vạt tổ chức da, mỡ bụng, bẹn đùi. Trên thế giới, các bác sĩ tạo hình thường dùng đoạn ruột non đưa xuống làm thành bộ phận â‌ּm đạ‌ּo cho nữ giới. Tuy nhiên, việc lấy da tự thân ghép che phủ phần â‌ּm đạ‌ּo khiến phần lấy da mang sẹo. Đặc biệt, phần da cấy ghép dễ bị co lại, bộ phận này sẽ bị hẹp và khô gây khó khăn cho việc quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc.

Trăn trở với những khó khăn, bất hạnh của những người phụ nữ mang dị tật vùn‌ּg kí‌ּn bẩm sinh, PGS.BS Trần Thiết Sơn đã mất nhiều công nghiên cứu để tìm ra cách tối ưu nhất. Và không thể ngờ, BS Sơn đã táo bạo dùng niêm mạc miệng để tái tạo “cô bé” và thành công ngoài mong đợi. Theo BS Sơn, niêm mạc miệng có tính chất mô học tương đồng niêm mạc của â‌ּm đạ‌ּo. Khi dùng chất liệu này, â‌ּm đạ‌ּo được tái tạo sẽ mềm, tiết dịch vừa đủ độ ẩm để quan hệ không đau, phần vạt phủ không bị co như khi dùng da, biểu mô hóa rất tốt khiến khoang â‌ּm đạ‌ּo sẽ dần được phủ kín hết. Ngoài ra, việc lấy vùng da phủ là niêm mạc miệng sẽ giúp bệnh nhân che được sẹo.

Sau phẫu thuật, khoang miệng hoàn toàn bình phục. Tuy nhiên, bệnh nhân phải nhịn ăn 10 ngày, tiếp nhận thức ăn qua đường tĩnh mạch, không đi vệ sinh 10 ngày để đảm bảo vô trùng… Điều đáng nói hơn là 10 chị em sau khi được tái tạo “cô bé” mới đã có cuộc sống tìn‌ּh dụ‌ּc tốt hơn rất nhiều và vẫn đạt được kho‌ái cả‌m tìn‌ּh dụ‌ּc. Thậm chí, có cô gái trẻ bị dị tật â‌ּm đạ‌ּo, sau khi tái tạo lại đã lập gia đình và người chồng không hay biết “cô bé” đã được tân trang.

Bác sĩ chuyên sửa chữa vùn‌ּg kí‌ּn

Sau khi phát minh đặc biệt về phương pháp dùng niêm mạc miệng để tái tạo â‌ּm đạ‌ּo được công bố, rất nhiều chuyên gia, bác sĩ chuyên ngành PTTH trên thế giới đã thừa nhận và học kỹ thuật này từ Dr. Trần Thiết Sơn. Một lần nữa, PGS.BS Trần Thiết Sơn đã được giới y học nhiều nước biết đến với nhiều kỹ thuật mới, khác lạ. Kỹ thuật giãn da, kỹ thuật phẫu thuật v‌ú phì đại và đặc biệt là kỹ thuật vi phẫu tích - phẫu thuật dưới kính hiển vi mà hiện tại trên thế giới chỉ có 3 nước là Anh, Nhật và Việt Nam có thể thực hiện.

Biến những điều bất thường thành… bình thường - đó là mục tiêu mà Dr. Trần Thiết Sơn luôn tâm niệm và truyền đạt cho các thế hệ bác sĩ yêu mến chuyên ngành PTTH. Rất nhiều bệnh nhân đã hồi sinh một cuộc sống mới nhờ những “bàn tay vàng” này. Một nữ bệnh nhân (29 tuổi, chưa lập gia đình, ở Hà Nội) bị ung thư v‌ú phải cắt bỏ hoàn toàn một bên ngực khiến chị suy sụp. Biết đến tay nghề của BS Sơn, BN này đã tìm đến và BS Sơn đã tái tạo lại phần ngực bị cắt bỏ của bệnh nhân nữ đó gần như nguyên dạng ban đầu. Đến nay, PTTH v‌ú cho chị em đã trở thành một “đặc sản” tại Khoa PTTH - BV Xanh Pôn.

Không chỉ dành ưu ái cho chị em mà Khoa PTTH - BV Xanh Pôn còn rất thành công trong việc tái tạo “cậ‌ּu nh‌ּỏ” cho đàn ông. Một nam thanh niên 20 tuổi bị chó ngoạm mất củ‌ּa qu‌ּý khi mới hơn 1 tuổi. Sống trong thân phận “đái ngồi” trong nhiều năm với mặc cảm, tự ti nhưng thật may mắn chàng trai này đã được chính PGS.TS Trần Thiết Sơn, cùng các đồng nghiệp tiến hành phẫu thuật tái tạo lại dươ‌ּng vậ‌ּt. Bằng kỹ thuật vi phẫu tích (phẫu thuật dưới kính hiển vi) để làm mỏng vạt da vùng đùi trái, đồng thời tạo hình và nối với gốc dươ‌ּng vậ‌ּt, sau 6 giờ trên bàn mổ bệnh nhân đã có một “cậ‌ּu nh‌ּỏ” hoàn toàn mới. Điều đặc biệt là “cậu bé” mới sinh này không phải có cho oai mà có thể “chiến đấu” gần như bình thường.

Không ít người đàn ông mang hình hài cô gái khi tìm đến Khoa PTTH - BV Xanh Pôn đã được “hoán đổi” ngoạn mục. Đó là trường hợp bệnh nhân P.P có bề ngoài là một cô gái nhưng không hoàn toàn. Với quyết tâm làm đàn ông thực thụ, các bác sĩ đã tạo hình thành công dươ‌ּng vậ‌ּt cho bệnh nhân bằng kỹ thuật lấy vạt da ở đùi để tạo "cậ‌ּu nh‌ּỏ" và niệu đạo. Đây là ca đầu tiên phẫu thuật để xác định lại giới tính từ nữ sang nam bằng kỹ thuật tạo hình "cậ‌ּu nh‌ּỏ" hoàn toàn mới mà trước đó chưa có tác giả nào trên thế giới công bố. Khoa PTTH cũng đã gặp khoảng 5 ca lưỡng giới giả - nữ trong nhưng bên ngoài là nam và không có â‌ּm đạ‌ּo - và phẫu thuật tạo hình â‌ּm đạ‌ּo để họ trở thành nữ giới.

Hóa giải những nỗi đau thầm kín của bệnh nhân bằng những phương pháp mới, kỹ thuật hiện đại… là điều mà rất nhiều người bệnh luôn mong chờ ở các bác sĩ PTTH.

Một loạt các kỹ thuật do Dr. Trần Thiết Sơn sáng tạo như sử dụng vạt trục mạch v‌ú ngoài trong phẫu thuật thu gọn v‌ú, kỹ thuật vi phẫu mạch máu thần kinh, kỹ thuật tạo vạt tĩnh mạch, kỹ thuật vi phẫu tích trong tạo vạt… đã được áp dụng thành công trên bệnh nhân. Đặc biệt, kỹ thuật vi phẫu tích đã được sử dụng tại BV Xanh Pôn từ 4 năm nay trên 500 bệnh nhân với kết quả khả quan. Các chuyên gia về PTTH của nhiều nước trên thế giới như Bỉ, Pháp, Hà Lan... đánh giá cao kỹ năng về PTTH của các bác sĩ BV Xanh Pôn.

Theo BS Trần Thiết Sơn, PTTH đã có từ lâu nhưng luôn bị gán ghép với phẫu thuật thẩm mỹ và dành cho người có tiền nhưng thật sự không phải như vậy. PTTH giúp cho bệnh nhân bị khuyết tật ở nhiều chuyên ngành khác như nhi khoa, sản, tai mũi họng, răng hàm mặt, bỏng… Với các kỹ thuật hiện đại, PTTH có thể rút ngắn thời gian điều trị, hiệu quả điều trị cao.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật