Biến lúa thường thành lúa thơm

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ba sinh viên Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tách ADN từ lá lúa để tìm ra gien thơm, rồi ghép gien này vào lúa thường để tạo ra giống lúa thơm mới.
Biến lúa thường thành lúa thơm
Lưu Thị Vân thực hiện kỹ thuật marker phân tử. Ảnh: Nguyễn Hòa.

Thành công của nhóm sinh viên không chỉ giúp bảo tồn, nhân những giống lúa hiếm của Việt Nam, mà còn mở ra triển vọng tạo giống lúa thơm mới có năng suất cao hơn, khả năng chống bệnh và sâu hại tốt hơn.

Tìm gien thơm từ lá

Các giống lúa thơm cho gạo thơm ngon nhưng năng suất thấp, chi phí sản xuất cao trong khi lại ít người mua, vì thế nông dân ít trồng giống lùa này. Đó là lý do khiến nhiều giống lúa thơm đang bị thoái hóa, có nguy cơ mất hẳn.

Làm thế nào để có thể bảo tồn các giống lúa thơm. Và nhất là làm thế nào để tạo ra các giống lúa thơm mới có năng suất cao, chất lượng tốt?”. Ba cô sinh viên Lưu Thị Vân, Trần Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Minh Việt (đều 23 tuổi) lao vào nghiên cứu, tìm câu trả lời.

Được sự tư vấn của các thầy cô giáo trong trường, nhóm quyết định áp dụng kỹ thuật marker phân tử vào công trình nghiên cứu của nhóm.

Kỹ thuật này được tiến hành theo các bước: “Bước đầu, tiến hành chiết, tách ADN từ lá non cây mạ. Sau đó kiểm tra độ tinh sạch ADN để loại bỏ những tạp chất trong giống tự nhiên. Cuối cùng, tiến hành phản ứng PCR (phản ứng hóa học nhận biết gien) để xác định gene thơm. Các gene thơm sẽ xuất hiện vạch băng. Sau đó, cấy ghép gen thơm này vào giống lúa thường.

Năng suất cao, chịu bệnh tốt và cho gạo… đắt

Sau hai tháng nghiên cứu, nhóm thành công với việc phát hiện nguồn gene thơm trên giống lúa thơm nguyên chủng. Đồng thời thực hiện cấy ghép thành công gien thơm vào lúa thường để tạo ra giống lúa thơm mới. “Các phương pháp thông thường phải mất rất nhiều công đoạn: chọn lọc từng bông lúa, phơi khô, bảo quản, ngâm, ủ, gieo… mà vẫn chưa có được con giống tốt. Còn với kỹ thuật marker phân tử sẽ tiết kiệm đến 60% thời gian nhân giống do sử dụng phương pháp cấy ghép gien vào mạ non”, Lưu Vân nói.

Tiến sĩ Phan Hữu Tôn, Khoa Công nghệ sinh học, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, cho biết về ưu điểm của kỹ thuật dùng marker phân tử: “Kỹ thuật này có thể phát hiện chính xác 100% loại gien thơm ở lúa. Trong khi các phương pháp truyền thống đều không phát hiện được chính xác”.

Những giống lúa được ghép gien thơm có vẫn giữ được năng suất cao, khả năng chống bệnh và sâu hại của lúa thường, đồng thời có hương vị của gạo "đắt tiền".

“Thông thường một sào lúa thơm trung bình cho năng suất từ 1,8 đến hai tạ một sào. Còn việc cấy gien thơm vào các giống lúa thường, có sức đề kháng sâu bệnh cao sẽ cho giống lúa mới có năng suất từ 2,5 đến 2,7 tạ một sào”, Tiến sĩ Phan Hữu Tôn nói.

Nhóm đã soạn thảo tư liệu hướng dẫn về cách thực hiện kỹ thuật này và sẵn sàng giúp các Sở, Ngành nông nghiệp triển khai để tạo ra các giống lúa thơm cho năng suất và giá trị kinh tế cao.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật