Số phận bất hạnh của hai đứa con kẻ chặt vợ làm ba khúc

Jeuner_rosier Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Mong rằng, những ngày con vắng nhà, gia đình chăm sóc, cưu mang hai cháu. Cầu xin mọi người hãy tha thứ mọi lỗi lầm để con được thanh thản. Xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt để bị cáo được sống, được cầu nguyện cho vợ…” – lời nói sau cùng, Nguyễn Văn Tuyên, sinh 1960, trú tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội tạ tội với gia đình nhà vợ.
Số phận bất hạnh của hai đứa con kẻ chặt vợ làm ba khúc
Gia đình

Thế nhưng, bà Vinh, mẹ của nạn nhân đã rời khỏi phòng xử án. Bà mẹ hơn 70 tuổi quá đau buồn trước cái chết tức tưởi của con gái (chị Nguyễn Thị Huệ) nên tái phát bệnh tim. Nghe những lời khai rành rọt của bị cáo, bà phải bỏ phiên tòa giữa chừng. “Tôi đau đầu lắm, không thể nghe thêm lời nào của nó nữa” – bà Vinh nói. Cháu Nguyễn Hồng P, con gái lớn của Tuyên và chị Huệ cũng không đến dự tòa. P không muốn nhìn mặt bố mình. Chính cô bé là người đã phát hiện ra tội ác tày trời của bố.

Mẹ vắng nhà, P có hỏi thì bố nói, mẹ đi Hàn Quốc học nấu ăn. Chuyện này, P từng ngờ ngợ vì hai mẹ con chuyện gì cũng thủ thỉ với nhau. Sao xuất ngoại mà mẹ lại không dặn dò? Tình cờ, đọc báo thấy dòng thông báo của công an quận Thanh Xuân: “Nạn nhân là nữ giới, mất tích từ tháng 5/2008, trên dưới 30 tuổi, mặc quần kaki nấu, áo phồng màu hồng có đính hoa vải màu vàng…”, P đã chột dạ. Mẹ không có nhiều quần áo, chiếc áo màu hồng đính hoa vải màu vàng thì P quá đỗi quen thuộc. Chắp nối các sự kiện, P đau đớn phát hiện nguyên nhân mẹ vắng nhà.

Gương mặt bình tĩnh trước khi phiên tòa diễn ra của Nguyễn Văn Tuyên.



Đứng trước vành móng ngựa, Nguyễn Văn Tuyên đã bật khóc. Nhưng trái ngược với khuôn mặt đầy dằn vặt là một giọng nói thản nhiên. Tuyên khai, sau khi bất tỉnh, chị Huệ đã bị hắn chặt làm 3 phần. Gã chồng bất nhân này đổ lỗi cho vợ vì đã giằng co chiếc chìa khóa xe máy: “Tôi đi lên gác xép bảo cô ấy đưa chìa khóa xe. Huệ không đưa và nói: “Đi làm không đem tiền về cho vợ con mà toàn đem đi chơi bạc, tốt nhất là không nên đi làm”. Vì thế, chúng tôi đã to tiếng. Trong lúc giằng co, Huệ bị ngã đập đầu xuống sàn…”.

Tuyên phân trần, sau khi xả xác vợ, bị cáo rất bồn chồn. Trước tiên, bị cáo chở phần thân vợ lang thang khắp nơi. Đến hồ Rẻ Quạt (phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân), thấy vắng vẻ, Tuyên phủ nhận cáo trạng khi VKSND thành phố Hà Nội cho rằng, y mâu thuẫn với vợ là do đánh bạc. Tuyên nói, chỉ khi vui vẻ mới chơi vài ván.

Cụ Vinh không cầm được nước mắt khi nghe Tuyên khai trước tòa.



Bị cáo vẫn chăm chỉ chạy xe ôm và đều như vắt chanh, mỗingayf đưa vợ 50.000 đồng. Về hung khí, thấy con gái dò hỏi sao con dao (Tuyên dùng chặt xác vợ) bị mẻ, Tuyên đã phi tang ở chợ Chính Kinh (quận Thanh Xuân, Hà Nội).

Ông Lê Trọng Đô, Lê Trọng Nhâm (anh và em trai của chị Huệ, đại diện cho bị hại tại tòa) tỏ ra rất bức xúc trước thái độ của Tuyên. Theo ông Đô, bị cáo đã không thành khẩn. Việc Tuyên viết đơn trình báo vụ việc tại cơ quan điều tra cũng là do ông và cháu P phải dỗ, chứ Tuyên không hề chủ động, ăn năn. “Em gái tôi có thời gian phục vụ nấu ăn cho đoàn chuyên gia người Hàn Quốc nên khi nghe Tuyên nói, Huệ đi Hàn Quốc, chúng tôi không nghĩ gì. Tuyên khá cao tay bởi sau khi giết vợ, hắn còn đưa hai con về nhà tôi nói nhờ chăm sóc. Hàng ngày, Tuyên vẫn về bên ngoại ăn ở, nằm xem tivi, dửng dưng nhưng không có chuyện gì xảy ra. Trong thời gian đó, hắn còn vay tiền của chúng tôi để nướng vào cờ bạc” – ông Đô chia sẻ. Trước tòa, ông Đô và ông Nhâm nhận sẽ nuôi hai đứa trẻ đến khi chúng trưởng thành và tòa đã chấp nhận yêu cầu này.

Quá căng thẳng, cụ Vinh phải bỏ ra ngoài.



Ngày 25/3/2009, hội đồng xét xử tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt Nguyễn Văn Tuyên mức án tử hình về tội giết người. Ngoài ra, chiếc xe máy và căn nhà của vợ chồng Tuyên tại phường Nhân Chính được giao cho ông Đô, ông Nhâm quản lý.

Tuyên rời phòng xử mà khuôn mặt không chút biểu cảm, dường như bị cáo đã tiên liệu trước được mức án dành cho mình.


Còn P, nước mắt em lăn dài dù cô bé nói, nước mắt của mình chỉ dành cho mẹ. Rằm, mùng 1 hàng tháng, P lại về nhà thắp hương cho mẹ. Nhớ mẹ, cô bé thường lấy ảnh ra ngắm hoăacj giở quển sách nấu ăn mà mẹ ghi chép. Với chị em P, mẹ là người gắn bó, một tay lo cho cả gia đình. Thương mẹ vất vả, P đã gắng học giỏi và năm nào cũng đạt học sinh giỏi. Từ khi chuyển về sống với bà và phải chuyển trường, chưa thích nghi với môi trường học tập mới, cộng với cú sốc quá lớn, sức học của P giảm sút. Cô bé sợ nhất ánh mắt soi mói và những cái chỉ tay của những người xung quanh. “Em ghét bố, em không có người bố như thế” – P cố tỏ ra cứng cỏi nhưng đằng sau cầu nói ấy là một tâm hồn con trẻ yếu đuối và tổn thương. Lâu rồi, P không có một giấc ngủ yên. Nhiều đêm em ngồi bật dậy bởi hình ảnh tàn độc của bố.

Hình ảnh hạnh phúc của gia đinh tên Tuyên cách đây nhiều năm. Ảnh do gia đình nạn nhân cung cấp



Còn Nguyễn Hồng S, con trai út của vợ chồng Tuyên, đến nay đã gần 8 tháng kể từ ngày S có mái ấm mới – ngôi nhà Hòa đào (làng trẻ S.O.S). Lúc mới đến đây, cậu bé luôn thu mình, sợ tiếng ồn và đòi về nhà. Nhưng quây quần với 18 anh, chị, em dưới mái nhà Hoa đào, S đã dần quen. Nhắc đến em trai, P chỉ khóc. Cô bé muốn hai chị em được sống cùng nhau. Xa nhau và không được chăm sóc em là nỗi khổ tâm với P, P hy vọng, nhận được sự cưu mang của bác và cậu, hai chị em sẽ sớm đoàn tụ.

Theo Pháp luật&Xã hội
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật