Cựu binh Mỹ gieo ‘hạt giống hòa bình’ ở Mỹ Lai

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sáng 16/3, nhiều cựu binh Mỹ cùng người dân, du khách quốc tế đã dâng hương tưởng niệm 504 thường dân vô tội bị thảm sát 47 năm trước.
Cựu binh Mỹ gieo ‘hạt giống hòa bình’ ở Mỹ Lai
Cựu binh Mỹ và du khách quốc tế dâng hoa dưới chân tượng đài khu chứng tích Sơn Mỹ.

Lần đầu đưa vợ và bạn đến Việt Nam dự lễ tưởng niệm 47 năm vụ thảm sát Mỹ Lai, cựu binh Mỹ GeRald Walter Scholad tỏ ra xúc động mạnh. Những năm chiến tranh Việt Nam diễn ra, ông từng là kỹ sư hoa tiêu tàu ngầm của Hải quân Mỹ ở Đại Tây Dương.

"Mãi nhiều năm sau tôi mới biết vụ thảm sát Mỹ Lai và lần này mới có dịp đến thăm đúng vào ngày tưởng niệm. Xem lại hình ảnh về vụ thảm sát, vợ tôi đã khóc thật nhiều. Thời gian tới, chúng tôi mong làm điều gì đó góp phần xoa dịu nỗi đau ở mảnh đất này", ông Scholad thổ lộ.

Suốt 25 năm qua, năm nào cựu binh Mỹ Roy Mike Boehm cũng về Quảng Ngãi kéo vĩ cầm bên chân tượng đài tưởng niệm chứng tích Sơn Mỹ cầu siêu cho nạn nhân vụ thảm sát và gửi thông điệp tình yêu hòa bình. Ông vẫn lặng lẽ làm cầu nối kêu gọi bạn bè quốc tế tình nguyện đến với Quảng Ngãi chung tay hàn gắn nỗi đau chiến tranh.

Đồng cảm với nỗi đau Mỹ Lai, ông Mike lặng lẽ quyên góp, vận động tổng số tiền 9 tỷ đồng tạo điều kiện cho hàng nghìn phụ nữ vùng nông thôn, miền núi Quảng Ngãi vay vốn chăn nuôi, trồng trọt; xây tặng hàng trăm nhà tình thương tặng phụ nữ nghèo. Ngoài ra, Mike còn quyên góp xây nhà tình thương tặng nạn nhân chất độc da cam, cựu chiến binh và thanh thiếu niên nghèo ở Quảng Ngãi.

Cựu binh Mỹ Mike Boehm kéo vĩ cầm cầu nguyện 504 thường dân vô tội bị sát hại trong vụ thảm sát Mỹ Lai 47 năm trước được siêu thoát. Ảnh: Trí Tín.

Mike bảo, ông không biết mình đã khóc thầm bao lần khi nghe những người mẹ kể lại nỗi đau mất chồng, con trong chiến tranh, hay nhìn thấy những đứa trẻ bị nhiễm chất độc da cam trong các căn nhà tồi tàn, trong ngõ chợ tối om, nghèo khó.

"Tuổi đã cao nhưng tôi tình nguyện bao giờ còn sống sẽ tiếp tục quyên góp bạn bè giúp nạn nhân chất độc da cam, phụ nữ cùng trẻ em nghèo ở Quảng Ngãi”, cựu binh Mỹ chia sẻ.

Còn với Mỹ Billy Kelly, hơn 10 năm qua, mỗi dịp 16/3 hàng năm, ông lại mang 504 đóa hồng nguyện cầu cho các thường dân vô tội trong vụ thảm sát siêu thoát. "Tôi đến chia buồn với các bạn... Cả thế giới đồng cảm, chia sẻ mất mát cùng các bạn trong nỗi đau này", Billy Kelly bộc bạch.

Sau lễ tưởng niệm, các thành viên của Tổ chức Madison Quackers (Mỹ) trao 54 suất học bổng (mỗi suất 1 triệu đồng) cho trẻ nghèo vượt khó, học giỏi của tiểu học số 1 Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi.

Các nạn nhân sống sót dâng hương tưởng niệm người thân trong vụ thảm sát Mỹ Lai 47 năm trước.Ảnh:Trí Tín.

Trao đổi với Báo, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Quảng Ngãi cho biết, năm 2014 du khách đến tham quan khu chứng tích Sơn Mỹ hơn 260.000 lượt, trong đó nhiều cựu binh Mỹ về dâng hương hoa tưởng niệm vụ thảm sát. "Chúng tôi đã trình hồ sơ kiến nghị Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch xếp hạng quần thể khu chứng tích Sơn Mỹ là di tích quốc gia đặc biệt. Hiện, Sở cũng đang lập đề án tôn tạo, mở rộng khu chứng tích này xứng đáng với tầm vóc và ý nghĩa lịch sử đặc biệt của nó", ông Vũ cho hay.

Sáng 16/3/1968, một trung đội Mỹ đổ quân xuống đồng lúa, tràn vào làng ở huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Trong 4 tiếng, họ đã giết hại 504 thường dân ở làng quê Sơn Mỹ, hầu hết là phụ nữ và trẻ em. Nhưng phải đến tháng 11/1969, vụ thảm sát mới được đăng tải trên các tạp chí Time, Life và Newsweek.

Tin tức về vụ thảm sát hâm nóng thêm phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Nhân dân Mỹ và thế giới đòi rút quân đội Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật