Có gì trong 20 phút bị cắt của ‘50 sắc thái’?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Độc giả còn tò mò mà chưa biết xem ở đâu, thì có thể bạn cũng không cần xem đâu, vì chất lượng hình ảnh khá tồi tệ.
Có gì trong 20 phút bị cắt của ‘50 sắc thái’?
Có sự phân biệt giới tính trong “50 sắc thái” và những cản‌ּh nón‌ּg thể hiện rõ điều đó.

Có thể “50 sắc thái” gây xôn xao về việc cắt bỏ hết cản‌ּh nón‌ּg trong phiên bản chiếu rạp ở Việt Nam, nhưng điều này không đủ khiến ai đó phẫn nộ để kêu oan cho bộ phim. Không phẫn nộ như khi đạo diễn phải cắt những cản‌ּh nón‌ּg có dụng ý nghệ thuật trong phim Việt “Đập cánh giữa không trung”. 

Với “50 sắc thái”, khán giả Việt phần nào tiếc tiền, vì thứ chủ chốt lôi kéo họ đến rạp chính là những cảnh được quảng cáo là “Lột trần bản năng” trên poster phim. Còn khi đến rạp, chỉ là một phim tình cảm nhẹ nhàng, có đôi đoạn khá hài hước, với diễn xuất hơi non, nhưng thỉnh thoảng hơi cụt.

Vậy những cảnh còn lại thì sao?

Cặp diễn viên chính “50 sắc thái” chụp ảnh cho tạp chí W.

cản‌ּh nón‌ּg: không nóng, cũng không nguội

cản‌ּh nón‌ּg trong phần đã bị cắt của “50 sắc thái” không thể coi là nặng đô, dù sao, đây cũng là phim khi‌ּêu dâ‌ּm được chiếu rạp công khai chứ không phát hành qua đĩa. Hơn nữa, phim do hãng chính thống Universal sản xuất chứ không phải những hãng phim thuân khi‌ּêu dâ‌ּm.

Một tờ báo đã miêu tả các cản‌ּh nón‌ּg của “50 sắc thái” là “nữ diễn viên chính Dakota Johnson phô diễn các biểu cảm đạt kho‌ái cả‌m khá giống nhau và cái đầu của nam diễn viên chính Jamie Dornan nhấp nhô ở những vị trí khác nhau trên c‌ơ th‌ể cô”. Mô tả khá chính xác, kể cả giọng văn khô cứng, không có vẻ gì là gợi cảm.

Nói “50 sắc thái” không hề gợi cảm là không đúng, nhưng mức độ khá yếu ớt. Nếu cuốn sách gốc vì sự thô tục trực diện mà kíc‌h thí‌ch được người đọc, thì bộ phim không làm được điều đó, hoặc có thể làm được với những khán giả lần đầu xem dạng phim này.

Nói “50 sắc thái” không hề gợi cảm là không đúng, nhưng mức độ khá yếu ớt.

Đạo diễn “50 sắc thái” đã che chắn cơ thể diễn viên bằng những cảnh tối sáng lẫn lộn, chỉ để lại các đường nét c‌ơ th‌ể, bên cạnh những cảnh diễn viên khỏ‌ּa thâ‌ּn trong điều kiện đủ ánh sáng. Phần đủ sáng ít hơn, nhưng khán giả cũng đủ no mắt vì Dakota Johnson (và các bộ phận khác nhau của Dakota Johnson). Mẹ của nữ diễn viên không chịu xem bộ phim cũng vì lý do này.

Bạo dâ‌m đến đâu?

Đây là nội dung chính của bộ phim, bên cạnh câu chu‌yện tìn‌h, nên nhiều người tò mò. Mặc dù vậy, nếu độc giả được dẵn dắt bởi các hình ảnh quáng cáo phim (có vẻ bí hiểm và nóng bỏng) để rồi tưởng tượng quá đà thì họ sẽ thất vọng.

Quả thực, có các cảnh còng tay, bịt mắt, trói tứ chi vào thành giường, đánh vào mông bằng dây thừng và roi đánh ngựa, nhưng mức độ đau đớn không cao và quan trọng là không có đổ máu. Đồng thời, cũng không hấp dẫn lắm. Những người thực sự hiểu bạo dâ‌m là thế nào thì cười “50 sắc thái”, vì bộ phim ngoài việc mô tả quá đơn giản về hình thức tìn‌ּh dụ‌ּc này, còn mô tả sai. Mặc dù vậy, không nên đi sâu vào chủ đề này.

Hình ảnh trong trailer phiên bản Lego của “50 sắc thái” trên YouTube.

Cảnh nóng giữa hai diễn viên do người thật đóng nhưng cảm giác như giữa hai nhân vật hoạt hình Lego. Mọi thứ diễn ra chậm chạp theo trình tự. Dakota Johnson, ở đây là nhân vật nữ Anastasia, rên hoặc kêu hoặc giật mình hoặc đạt cự‌ּc kho‌ּái bất cứ lúc nào được nhân vật nam Christian chạm vào người. Thử hỏi mọi phụ nữ ngoài đời xem có có nhạ‌y cả‌m đến thế không, trừ khi bạn đang đóng một bộ phim.

Còn Christian, hoặc đúng hơn, nên đổ lỗi cho Jamie Dornan, dường như lúc nào cũng chỉ có một biểu cảm. Cả khi đang yêu, lẫn khi ham muốn, hoặc khi lạnh lùng, và khi tức giận, các đường nét trên mặt anh không mấy thay đổi. Thật khó để diễn được như vậy như vậy, trừ khi đã cố gắng lắm rồi nhưng vẫn chỉ diễn được như vậy.

Phân biệt giới tính

Có sự phân biệt giới tính trong “50 sắc thái” và những cản‌ּh nón‌ּg thể hiện rõ điều đó. Khi nữ diễn viên chính hầu như phô diễn toàn bộ c‌ơ th‌ể, rất nhiều cảnh lộ hoàn toàn vòng một và vòng ba, chỉ thiếu những cảnh quay thẳng từ phía trước, thì nam diễn viên chính được che chắn khá nhiều.

Chỉ có một cảnh nhân vật Christian “hé mở” khi cởi bỏ quần jean thì chưa đầy một giây, còn nhanh hơn cảnh “hé mở” của Ben Affleck trong bộ phim cũng được dán nhãn 16+ ở Việt Nam, "Gone Girl". Mà đó là "Gone Girl" còn không hề cảnh báo về nội dung tìn‌ּh dụ‌ּc. Và hệ thống kiểm duyệt ở Việt Nam cũng không hề cắt bỏ cảnh của Affleck, khiến các khán giả chưa đủ tuổi khi xem đều bất ngờ rú lên.

Trong khi đó, 16+ kiểu “50 sắc thái” lại hoàn toàn lành mạnh. Thế mới biết, dán nhãn quá rùm beng cũng là điều thiệt thòi. Cho bộ phim, cho khán giả, cho danh tiếng của nhà phát hành - khi họ đã chiếu một phim không còn lành lặn. 20 phút dù sao cũng là quá nhiều.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật