Bi hài… dâ‌m dương hoắc

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dịp tết Nguyên đán vừa qua, càng cận Tết thì giá dâ‌m dương hoắc càng leo thang đến chóng mặt. Từ vài mươi ngàn đồng một ký lô, nay có nơi bán loại lá sung dược này lên đến tiền triệu và còn hơn thế nữa. Không chỉ đơn thuần bán dưới dạng lá khô, dân buôn dược liệu còn chào B.hoa dương hoắc dưới dạng cao, ngâm rượu, bột, cao đơn hoàn tán…
Bi hài… dâ‌m dương hoắc
Những hình ảnh quảng cáo và rao chào lá tăng lực.

dâ‌m dương hoắc là tên một loại lá cây có vị thuốc được gắn với bản lĩnh dê chúa của “sư phụ”. Người ta cho rằng con dê đực đầu đàn nhờ ăn lá dâ‌m dương hoắc nên mới có được cái gọi là bản lĩnh trước những con dê cái.

Vì năm 2015 là năm loài dê cầm tinh nên không chỉ pín dê, sừng dê, thịt dê… mà ngay cả cái món khoái khẩu của loài này người ta cũng dòm ngó những mong được bản lĩnh như "sư phụ". Vì sốt nên từ đây xảy ra nhiều chuyện bi hài, lừa đảo trắng trợn!

Viagra vái cụ…

"Quý ông đang trục trặc về sin‌ּh l‌ּý, quý ông bị suy giảm ham muốn tìn‌ּh dụ‌ּc, quý ông lạnh nhạt chuyện chăn gối, chị em suy giảm chu‌yện ấ‌y và muốn tăng cường khả năng phò‌ּng th‌ּe, quý ông muốn cải thiện chức năng sin‌ּh l‌ּý cũng như đem lại hạnh phúc cho gia đình hay muốn có những phút giây thăng hoa trong tình yêu… Hãy yên tâm vì đã có dâ‌m dương hoắc, vị thuốc tăng cường chức năng sin‌ּh l‌ּý cho cả nam lẫn nữ" - Đây là trích đoạn quảng cáo rao bán lá dâ‌m dương hoắc của một dân buôn dược liệu tên Tùng, ở quận 12. Không chỉ "ca" dâ‌m dương hoắc đến tận mây xanh, anh này còn tung hứng thứ lá cây có tác dụng "dâ‌ּm dụ‌ּc bổ dương" trên Facebook của anh ta và nhiều trang rao vặt nhằm mục đích chài mồi khách mua.

Cổ nhân ghi nhận lá dâ‌m dương hoắc có tác dụng bổ dương là món khoái khẩu của loài dê.

Với giá bán được cho là hữu nghị 1 triệu đồng/kg, Tùng cho biết anh ta "ship"(nhận đơn đặt hàng-PV) tới tấp. Anh ta bảo: "Các chuyên gia về tìn‌ּh dụ‌ּc, các bác sĩ chuyên về nam khoa nói ầm ầm cái vụ vì sao thiên hạ ngày càng suy yếu bản lĩnh, lãnh cảm đó thôi. Chung quy cũng bởi do lối sống căng thẳng, môi trường bị ô nhiễm, lại thêm thực phẩm có độc chất…, đó là những nguyên do căn bản làm cho người ta bị chứng thận suy. Mà thận thì chủ về cái "khoản ấy", thận yếu nên cái "khoản ấy" nó yếu theo. Yếu như vậy thì dâ‌m dương hoắc là vị thuốc trị liệu số một".

Thú thật khi tiếp xúc với dân buôn dược liệu, nhất là với lá dâ‌m dương hoắc, tôi thật sự "bội thực" trước các kiểu tung hô kể trên. Có tay buôn nói như chuyên gia rằng lá dâ‌m dương hoắc có tác dụng tương tự nội tiết tố sin‌ּh dụ‌ּc, làm tăng trọng lượng của thùy trước tuyến yên và tinh hoàn, kể cả buồng trứng và tử cung?

Có tay còn nói rằng lá dâ‌m dương hoắc có tác dụng kíc‌h thí‌ch quá trình bài tiết tin‌ּh dịc‌ּh, bổ trợ và nâng cao năng lực hoạt động của tinh hoàn, từ đó giúp tăng hưng phấn cũng như tăng cường khả năng sin‌ּh dụ‌ּc?

Theo rỉ tai của ông Lê Trọng Lý, một cán bộ về hưuở phường Đa Kao (quận 1), rất đam mê sưu tầm các loại cỏcây có tác dụng bổ dương, trong đó có dâ‌m dương hoắc, tôi ghé nhà thuốc y học cổ truyền T.H. trên đường Hải Thượng Lãn Ông (quận 5) hỏi mua "lá dâ‌ּm dụ‌ּc" bởi ông Lý dặn: nhà thuốc này rất uy tín. Nghe tôi hỏi mua, cô nhân viên đỏm dáng bảo "hết hàng", rồi nhẹ nhàng bảo "anh để số điện thoại lại, hàng về em ưu tiên gọi anh".

Lý do cháy hàng theo giải thích của cô nọ là do khách lùng mu‌ּa dâ‌ּm dương hoắc dữ quá nên hàng không đủ bán. Tôi vờ hỏi rõ hơn về đối tượng dùng lá dâ‌m dương, cô tuôn một tràng: "Dạ, ví như anh bị liệt dương, bị di tinh, bị lưng đau gối mỏi, bị suy giảm chức năng sin‌ּh l‌ּý anh dùng là Ok rồi… À, người bị tinh lạnh dùng cũng tốt lắm đó anh".

- Sao em biết rành dữ vậy, em dùng nhiều nên có kinh nghiệm hả?

- Dạ, em Ok mà, chưa đến lúc phải dùng “quyền trợ giúp” đâu anh.

- Anh mua cho bà xã dùng được không em?

- Quá tốt chớ có sao đâu anh. Bà xã, bà hai, bà ba nói chung là bà nào dùng cũng được hết đó anh. Nếu vợ anh bị lãnh cảm, giảm ham muốn, hay khô â‌ּm đạ‌ּo thì khỏi phải dùng thứ gì khác vừa tốn kém vừa mất công. Cứ dâ‌m dương hoắc mà dùng. Nhiều người sử dụng xong phản hồi tích cực lắm đó. Có người mua cả chục ký để dành cho cả hai vợ chồng cùng dùng, gọi là phương thuốc song kiếm hợp bích".

Thú thật nhờ trời thương nên tôi không đến nỗi phải sử dụng cái thứ lá dâ‌m dương hoắc kia. Nhưng khi thấy thiên hạ cuồng với nó quá, nhất là có lắm người bảo dâ‌m dương hoắc là sư phụ của Viagra vì không gây biến chứng, không để lại tác dụng phụ nên tôi quyết định tìm hiểu dâ‌m dương hoắc thực chất là gì? Nó có xứng đáng với niềm tin và những lời đồn thổi của một số thương lái?

"Sư phụ" oách nhờ… lá sung dược

dâ‌m dương hoắc là lá cây thuộc họ hoàng liên gai, gồm3 loại dâ‌m dương hoắc lá to, dâ‌m dương hoắc lá mác và lá hình tim. Đây là những cây sống lâu năm, chiều cao từ 30-40cm và phải nhập từ Trung Quốc.

Cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” ghi dâ‌m dương hoắc lá to phân bố ở một số tỉnh miền Nam Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến. Vào mùa hạ và thu, người ta hái lấy toàn bộ cây, cắt bỏ rễ mang về rửa sạch,phơi hay sấy khô và sử dụng.

Dược sĩ Trương Phúc Trinh (Đoàn Y bác sĩ Niềm Tin, tổ chức thiện nguyện chuyên giúp đỡ bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS và bệnh phong-PV) giải thích gọi dâ‌m dương hoắc vì cây cho lá dê hay ăn mà lại có tính chất làm tăng ham muốn nhục dục, người sử dụng giúp thịnh âm dương: "Đây là vị thuốc dùng trong dân gian dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu, thường dùng làm thuốc bổ thận, giúp sự gia‌ּo cấ‌ּu, chữa liệt dương, ít tin‌ּh dịc‌ּh".

Lá dâ‌m bụt thường được dùng làm giả dâ‌m dương hoắc.

Các tài liệu cổ ghi dâ‌m dương hoắc có vị cay, tính ôn, vào 2 kinh can và thận, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, trợ dương, ích tinh thường được các vị lương y dùng làm vị chủ dược trong các bài thuốc giúp mạnh gân cốt, chân tay bải hoải, lưng gối mỏi đau.

Hiện đang học chuyên sâu tại Trường Y học cổ truyền Lê Hữu Trác (chi nhánh TP HCM), lương y Lê Văn Quốc Dinh (An Giang) cho biết lá dâ‌m dương hoắc còn có nhiều tên khác như phóng trượng thảo, tiên linh tỳ, hoàng liên tổ,khí diệp thảo….

"Trong cuốn “Dược tính chỉ nam”, ghi dâ‌m dương hoắc chủ trị lợi được tiểu tiện, đau ngọc hành, các chứng tràng nhạc ung nhọt, người già lẫn trẻ mắc chứng lẫn lộn hay quên, trừ được gió độc khiến người ta gân xương bị yếu đuối.

Ngoài ra, dâ‌m dương hoắc còn có tác dụng với đàn ông bị chứng liệt dương, không có con hoặc phụ nữ bị chứng tuyệt âm không sinh đẻ được. Uống dâ‌m dương hoắc giúp âm dương đều mạnh lên".

Tìm hiểu sâu về dâ‌m dương hoắc, người viết rất đỗi bất ngờ khi thấy rằng các ý kiến, ghi nhận và đặc biệt là những lời đồn đãi rằng đó là thứ "lá dâ‌ּm dụ‌ּc" có tác dụng tăng ham muốn, là chuyện có thật.

Các tài liệu y văn cổ lẫn hiện đại trong nước và Trung Quốc đều có chung luận kết, nhận định ấy và lưu ý khi dùng dâ‌m dương hoắc phải sao chế với mỡ dê theo công thức: Đun nóng chảy 250gr mỡ dê, vớt bỏ bã (tóp mỡ) rồi cho 1kg lá dâ‌m dương hoắc đã thái nhỏ vào đảo cho thấm mỡ dê rồi sao khô dùng dần.

Theo lương y Trần Minh (quận 5, TP HCM) thì việc sao chế như thế nhằm tăng dược tính của vị thuốc và cũng theo vị lương y này, công dụng của dâ‌m dương hoắc chỉ phát huy khi nó được phối với một số vị thuốc khác như sinh khương (gừng) và cam thảo.

Bổ thì có bổ nhưng nguy cũng nhiều

Chiếu theo các ghi nhận trên thì dâ‌m dương hoắc đúng là vị thuốc bổ dương đích thực nhưng không quá thể như các lời rao của dân buôn nào là giúp đàn ông, đàn bà bị lãnh cảm tìm lại được bản lĩnh, hay chữa thận chữa cả tinh thần, huyết áp, tim mạch...

"Trong số các vị thuốc bổ dương được sử dụng thông dụng như cẩu tích, ba kích, nhục thung dung, đỗ trọng… thì lá dâ‌m dương hoắc "nổi" nhất vì công dụng được y văn ghi nhận và vì nó được gắn với bản lĩnh của loài dê.

Vì nổi quá nên dâ‌m dương hoắc hiện đang bị làm giá, làm giả rất nhiều. Đó là chưa kể tình trạng người ta lạ‌m dụn‌g, tự ý sử dụng bừa bãi thành ra hại thân, làm phản tác dụng của vị thuốc" - anh Trần Sỹ Thanh, học viên Trường Lê Hữu Trác cho biết.

"Vị này không thể là vị thuốc bổ chân nguyên, nó chỉ trợ giúp những người âm hư dương bại, tính nó cổ động dục tình nhưng dục tình quá nhiều, giao tiếp không điều độ lại thành ra hư, làm cho tinh khí không đủ đầy nên chẳng sinh con cái là lẽ tất nhiên. Chỉ duy những người dương suy âm bại thì dùng tạm chút ít cho nó mạnh lên" - đó là lưu ý về dâ‌m dương hoắc trong “Dược tính chỉ nam” lương y Trần Minh còn giải thích thêm rằng, với người khỏe mạnh không có vấn đề gì về bản lĩnh nếu dùng dâ‌m dương hoắc bừa bãi, dùng theo quan niệm "dùng nhiều bổ nhiều, dùng ít bổ ít" sẽ khiến "trâu lành thành trâu què", khiến tinh tủy bị hư hao dẫn đến chứng vô sinh là không có gì lạ!

Cùng với mối nguy vôsinh hại thận do lạ‌m dụn‌g dâ‌m dương hoắc, các lương y cũng lưu ý trào lưu sùng bái cái lá mà "loài dê mê - loài người mến", dân yếu sin‌ּh l‌ּý, người bị vô sinh "ái mộ" còn gắn với một mối nguy khác là "mua trúng lá dỏm" được làm giả từ lá cây dâ‌m bụt.

"Lá cây dâ‌m bụt có cấu hình trái tim giống lá dâ‌m dương hoắc đến mười mươi, khi phơi khô rất khó phân biệt, ngay cả dân trong nghề còn lắm khi nhầm lẫn. lợi dụng đặc điểm này, đám con buôn dược liệu trôi nổi thường hái lá dâ‌m bụt làm giả dâ‌m dương hoắc, nhiều người dính bẫy lắm!" - bà Phụng, chủ hiệu đông dược H. Đường ở quận 5, tiết lộ.

Cây dâ‌m bụt còn có tên gọi khác là xuyên can bì, thường được trồng làm cảnh, lá và hoa tươi dùng đắp lên mụn nhọt đang làm mủ (hoa lá tươi giã nhỏ với ít muối-PV) giúp giảm đau và chóng vỡ mủ. Tác dụng của lá dâ‌m bụt chỉ có vậy thôi nhưng khi bị bọn làm giả hô biến thành lá dâ‌m dương hoắc, rồi từ đó được người ta ngâm rượu, sắc thuốc uống vô tội vạ thành ra rất nguy hại.

"Trong trường hợp đó là lá dâ‌m dương hoắc thứ thiệt thì nó cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy. Trên hành trình từ Trung Quốc về đến khắp các nhà thuốc ở Việt Nam, lá dâ‌m dương hoắc bị ủ kho, ẩm mốc, bị phun các thuốc diệt khuẩn, chống ẩm mốc, mối mọt thành ra trong bổ có độc" - một lương y lưu ý và nhắc nhở rằng không riêng gì dâ‌m dương hoắc, hiện nay đang rộ lên phong trào mua bán các loại cây, con thuốc trên mạng.

Mười người bán buôn kiểu ấy thì có đến 9 người bán cây thuốc dỏm, cây thuốc giả, cây thuốc kém chất lượng. Dùng dược liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ như thế, người dùng rất dễ rước họa vào thân.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật