Những điều chưa biết về chiến dịch đưa 2.700 trẻ em Việt rời Sài Gòn các đây 40 năm

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 2/4/1975, chuyến bay đầu tiên chở gần 60 trẻ em trong Operation Babylift (tạm dịch: Không vận Trẻ em) cất cánh. Một ngày sau, tổng thống Gerald R. Ford mới chính thức phê chuẩn chiến dịch để đưa hàng nghìn người con Việt rời quê cha đất mẹ.
Những điều chưa biết về chiến dịch đưa 2.700 trẻ em Việt rời Sài Gòn các đây 40 năm
Nhiều trẻ em còn quá nhỏ nên các y tá và sơ phải đặt chúng trong hộp, thắt dây an toàn xung quanh, và đặt trên ghế máy bay.

Washington tuyên bố phần lớn trẻ mà họ đưa rời khỏi Việt Nam là trẻ mồ côi ở nhiều độ tuổi. Các em có thể mất bố, mẹ vì chiến tranh, bị bỏ rơi, hoặc là con của lính Mỹ với phụ nữ Việt Nam trong thời chiến.

Một phần đuôi của máy bay C5A chở trẻ em trong chiến dịch Không vận Trẻ em rơi ở Sài Gòn sau khi cất cánh vào ngày 4/4. C5A là máy bay vận tải lớn nhất thế giới thời bấy giờ. Tuy gặp thảm kịch hàng không, quân đội Mỹ vẫn tiến hành chiến dịch từ ngày 5/4 đến 26/4 với hơn 30 chuyến bay. Chuyến bay cuối cùng chở trẻ em Việt Nam rời khỏi Sài Gòn cất cánh ngày 26/4/1975, ba ngày trước khi người Mỹ hoàn toàn sơ tán khỏi Việt Nam. Theo ước tính, Mỹ đã đưa gần 2.700 trẻ em rời Việt Nam. 

Một phụ nữ Mỹ vỗ về trẻ em trên chuyến bay rời khỏi Việt Nam. Sau đó, các em được cho đi làm con nuôi trong các gia đình ở Mỹ, Canada, Australia và Pháp. Ảnh: DIA.mil
Một quân nhân Mỹ hỗ trợ chăm sóc trẻ em Việt Nam trong chuyến bay rời Sài Gòn. Sau này, chương trình Babylift vấp phải nhiều tranh cãi và chỉ trích từ chính dư luận Mỹ. Ảnh: DIA.mil

Một bé gái mà Mỹ đưa khỏi Sài Gòn. Những ý kiến chỉ trích cho rằng không phải tất cả các em đều là trẻ mồ côi như Washington khẳng định. Ngoài ra, nhiều người không đồng tình về cách hành xử can thiệp, khi tách chúng khỏi đất nước, cội nguồn, từ đó ảnh hưởng đến cuộc sống của các em. Ảnh: DIA.mil

Những trẻ em Việt Nam trong chuyến bay cất cánh từ Sài Gòn đến thành phố San Francisco ở Mỹ, tháng 4/1975.

Tổng thống Gerald R. Ford đón một em bé Việt Nam khi máy bay hạ cánh ở Mỹ. Ảnh: Daily Beast
Hai phụ nữ bế trẻ em Việt Nam trong chương trình không vận khi máy bay hạ cánh tại Mỹ. Phần lớn trẻ em Babylift được gửi về các gia đình có điều kiện tốt. Ảnh: AFP
Một cặp vợ chồng người Mỹ nhận Jennie Noone, một bé gái Việt Nam trong chương trình Babylift, làm con nuôi vào ngày 5/6/1975. Noone là một trong số ít trẻ em trên máy bay C5A may mắn sống sót sau tai nạn ngày 4/4. Nhiều thập kỷ qua, dù sống trong sự thương yêu của bố mẹ nuôi, Noone vẫn liên tục tìm kiếm về gốc gác, cội nguồn bản thân. Ảnh: Daily Beast
Những thành viên Babylift năm xưa đã trở về Việt Nam vào giữa tháng 6/2005, 30 năm sau khi họ bị đưa rời khỏi quê hương. Nhiều thập kỷ trôi qua, những đứa trẻ Babylift nay đều đã trưởng thành. Họ luôn mong mỏi tìm thấy bố mẹ đẻ hoặc người thân ở Việt Nam.
Cô Lyly Koening (phải), một trẻ Babylift, và mẹ nuôi Karen Koening thăm một trại mồ côi ở TP. HCM vào tháng 6/2005. Cô là một thành viên trong đoàn trẻ Babylift trở về thăm quê hương.
Cô Tricia Houston, một trẻ Babylift, đã sử dụng công nghệ xét nghiệm DNA để tìm thấy bố ruột của mình một cách rất tình cờ. Lần đầu Tricia nhìn thấy hình ảnh của bố qua Facebook, khi một người bạn (cũng là trẻ Babylift) đăng hình ông kèm thông báo ông cũng tìm con gái thất lạc cùng tuổi và có hoàn cảnh giống Tricia. Khi ấy, cô vẫn chưa biết chắc chắn đó là bố mình. "Lúc nhìn hình trên Facebook, tôi thấy một người đàn ông với vẻ mặt rất buồn và đang cố gắng tìm một người mà ông đã tìm ròng rã cả đời", Tricia nói trên đài ABC (Australia). Ảnh: ABC


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật