Nga sẽ đập tan cuộc tấn công hạt nhân nhanh như chớp

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lực lượng Tên lửa Chiến lược của Nga sẵn sàng đáp trả và đánh bại bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân nào thậm chí kể cả khi đó là một cuộc tấn công nhanh như chớp, Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga mới đây đã tuyên bố như vậy. Ông này còn thêm rằng, một cuộc tấn công trả đũa sẽ diễn ra trong mọi tình huống mà “không có bất kỳ sự do dự, chần chừ nào”.
Nga sẽ đập tan cuộc tấn công hạt nhân nhanh như chớp
Ảnh minh họa

“Nếu có một thách thức đòi hỏi chúng tôi phải đẩy lùi một cuộc tấn công hạt nhân nhanh như chớp trong bất kỳ điều kiện nào, điều đó sẽ được thực hiện trong thời gian cố định. Đó là sự thực”, Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga – Thiếu tướng Andrey Burbin cho hãng tin Russian News Service biết hồi cuối tuần vừa rồi.

 


Các lực lượng tên lửa chiến lược của Nga về mặt địa lý đang được bố trí theo một cách mà không có một cuộc tấn công toàn cầu này có thể hạ gục được hoàn toàn hệ thống này, ông Burbin tự tin khẳng định.

 

Trong trường hợp có lệnh tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân, lực lượng điều khiển, vận hành vũ khí hạt nhân sẽ nhanh chóng thực thi lệnh đó, Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga cho hay. “Sẽ không có sự chần chừ, do dự. Nhiệm vụ sẽ được thực thi”, ông Burbin nói thêm.

 

Một cuộc tấn công hạt nhân trả đũa từ Nga là điều tất yếu không thể tránh khỏi. Cuộc tấn công đó được bảo đảm bởi hệ thống “Perimeter” hoàn toàn tự động và liên tục được hiện đại hóa. Hệ thống này được gọi với cái tên “Bàn tay Chết”.

 

Hệ thống “Bàn tay Chết” thu thập thông tin, dữ liệu từ các nguồn khác nhau như các thiết bị cảm biến đo năng lực phóng xạ hay địa chấn được Nga bố trí rải rác khắc nơi thông qua việc rà soát và quét các tần số vô tuyến cũng như các hoạt động liên lạc, truyền dẫn.

 

Nếu các dữ liệu thu thập được cho thấy Nga đang phải hứng chịu một cuộc tấn công hạt nhân thì hệ thống Bàn tay Chết sẽ ngay lập tức phóng đi các tên lửa đặc biệt đi xuyên qua không phận của nước Nga để gửi đi các tín hiệu cho tất cả những tổ hợp tên lửa hạt nhân chiến lược còn lại. Trong trường hợp này, một cuộc tấn công trả đũa bằng hạt nhân sẽ được phát động một cách tự động mà không cần có bàn tay của con người.

 

Cũng theo Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga – ông Burbin, hoạt động trang bị vũ khí hiện đại cho Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga đang diễn ra như kế hoạch và đến năm 2020, có tới 98% lực lượng răn đe hạt nhân của Nga sẽ được trang bị các vũ khí mới.

 

Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga hồi tháng trước đã tiến hành các cuộc tập trận, diễn tập quân sự trên khắp cả nước với 30 trung đoàn tên lửa tham gia vào các cuộc huấn luyện này ở 12 khu vực trên toàn Nga.

 

Lực lượng vận hành tên lửa có nhiệm vụ cao nhất là luôn sẵn sàng tham chiến, chống lại những nhóm phá hoại và thực hiện nhiệm vụ phòng thủ trước bất kỳ vũ khí phòng không chính xác nào.

 

Trong bất kỳ ngày nào, hơn 6.000 binh sĩ Nga vẫn luôn duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga.

 

Hồi năm ngoái, Phó Thủ tướng phụ trách ngành công nghiệp quốc phòng của Nga – ông Dmitry Rogozin từng tuyên bố, đến năm 2020, Nga sẽ phải đổi mới hoàn toàn lực lượng hạt nhân chiến lược của nước này, chứ không phải ở mức 70% như một số tuyên bố trước đây. Theo đó, Nga sẽ sở hữu một lực lượng hạt nhân hùng mạnh "vô đối".

 

Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng từng tuyên bố, sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng Nga sẽ khiến các đối tác phương Tây phải “ngỡ ngàng”.

 

Theo kế hoạch, Lực lượng Tên lửa Chiến lược sẽ được trang bị các loại tên lửa “khủng” như Rubezh, Sarmat, Bulava và nhiều loại tên lửa hiện đại khác. Loại vũ khí đầu tiên được nhắc đến trong chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang là hệ thống tên lửa đạn đạo RS-26 Rubezh. Rubezh là hệ thống tên lửa có thể “chọc thủng” hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

 

Hệ thống tên lửa đạn đạo RS-26 Rubezh đã được giới chức Nga đặt biệt danh là “sát thủ hệ thống phòng thủ tên lửa” bởi tính năng “khủng” của nó. Tuy nhiên, Nga chưa tiết lộ các thông tin kỹ thuật về loại siêu vũ khí nói trên. Người ta chỉ biết được một vài thông tin như tên lửa này có thể mang 3-4 đầu đạn hạt nhân dẫn đường độc lập với sức công phá 150-300 kiloton mỗi đầu đạn với tầm bắn không dưới 11.000km. Điểm đặc biệt trên RS-26 là mỗi đầu đạn của nó bay theo quỹ đạo mà đối thủ không đoán trước được với tốc độ vượt âm. Vì thế, đối phương không thể vô hiệu hóa đầu đạn đó bằng bất cứ thứ vũ khí gì, cả vũ khí có triển vọng nhất.

 

Hệ thống tên lửa chiến lược mới thứ 2 dự kiến sẽ được triển khai cho lực lượng vũ trang Nga trước năm 2020 đó là Sarmat. Một số nguồn tin cho biết, quân đội Nga sẽ nhận được tên lửa đường đạn hạng nặng mới Sarmat vào năm 2018-2020 thay cho tên lửa xuyên lục địa "siêu khủng" Satan (Voyevoda). Sarmat được đánh giá là có thể có sức mạnh còn khủng khiếp hơn cả tên lửa đạn đạo “Quỷ Satan” đình đám của Nga. Tên lửa Sarmat được trang bị các hệ thống và các tính năng phòng không đột phá mới, giúp nó có thể đổi đường bay để chống lại khả năng đánh chặn của đối phương. Sarmat có thể có trọng lượng lên tới 100 tấn khi phóng, trọng lượng đầu đạn 4,3 tấn, tầm bắn khoảng 10.000 km.

 

Ngoài ra, không thể không kể đến tên lửa Bulava. Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm - Bulava được coi là quyền lực của nước Nga. Bulava được trang bị sức mạnh huỷ diệt, có thể phá huỷ cả một quốc gia. Tên lửa đạn đạo 3 tầng này có khả năng mang tới 10 đầu đạn độc lập và có tầm bắn lên đến 8000 km.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật